10 Yếu Tố Cơ Bản Của Vườn Nhật

10 Yếu Tố Cơ Bản Của Vườn Nhật

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on reddit
Share on email

Như đã giới thiệu trong một số bài viết, phong cách vườn Nhật thường sử dụng các yếu tố như hồ, suối, đảo, đồi,… để tạo ra các bản sao thu nhỏ của phong cảnh thiên nhiên.

Vậy những yếu tố nào là được sử dụng phổ biến nhất?

1. Đá, sỏi và cát

Từ thời cổ đại, đá đã đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Những viên đá lớn và có hình dáng đặc biệt được người dân tôn thờ là kami – một vị thần trong Thần giáo. Còn sỏi được sử dụng để đánh dấu các vùng đất linh thiêng như ở đền thờ Ise hoặc đền thờ Kamigamo ở Kyoto.

Trong các khu vườn Nhật hiện đại, những viên đá lớn thường tượng trưng cho núi hoặc đồi. Đá cũng được sắp đặt một cách có chủ ý để tạo các điểm nhấn trong khu vườn, hoặc dùng để xây cầu hoặc lối đi.

sử dụng sỏi trong vườn zen
Tạo hình sỏi của các vườn Nhật cổ tại đền Kamigamo (ảnh trái) và vườn khô tại đền Daitokuji (ảnh phải)
sỏi cào trong vườn nhật
Sỏi cào tại đền Ginkakuji (ảnh trái) và sỏi ở bờ hồ tại lâu đài Sumpu (ảnh phải)
tạo hình sỏi của vườn khô karesansui
Vườn khô tại Đền Tofukuji (ảnh trái) và khu vườn đá lớn nhất Nhật Bản tại đền Kongobuji (ảnh phải)
đá trong thiết kế vườn nhật
Vẻ đẹp độc đáo của những viên đá tại lâu đài Nijojo

2. Hồ, suối và thác

Hồ thường là yếu tố trung tâm của hầu hết các khu vườn và thường tượng trưng cho khung cảnh của các hồ nước hoặc biển ngoài đời thật. Đôi khi người nghệ nhân thiết kế sân vườn sẽ thêm cá koi để tăng màu sắc và sức sống cho khu vườn. Ở trong các khu vườn khô (Karesansui), hồ, suối và thác nước được tượng trưng bằng lớp sỏi cào, hoặc đá dựng đứng.

Xem ngay:
>> Quy trình thiết kế và thi công hồ cá Koi chuyên nghiệp tại SGL <<

Trong các khu vườn được dùng với mục đích giải trí – thư giãn, người ta có thể chèo thuyền trên hồ  hoặc tổ chức các hoạt động giải trí khác của giới quý tộc như ngâm thơ hoặc ngắm trăng trên hồ.

các kiểu hồ nước trong thiết kế vườn nhật
Hồ cá koi thường xuyên xuất hiện trong vườn Nhật
hồ nước ở Kim Các Tự
Hồ nước ở thiền viện Rokuon-ji hay còn gọi là Kim Các Tự
các dòng suối trong vườn Nhật
Các con suối nhỏ thường đổ về các hồ nước lớn trong vườn Nhật
Thác nước ở thiền viện Jishō-ji hay còn gọi là Ngân Các Tự (ảnh trái) và tạo hình sỏi biểu trưng cho biển động ở đền Daitokuji
Thác nước ở thiền viện Jishō-ji hay còn gọi là Ngân Các Tự (ảnh trái) và tạo hình sỏi biểu trưng cho biển động ở đền Daitokuji
hồ nước tự nhiên ở đền Motsuji
Hồ nước ở đền Motsuji

3. Đảo và cầu

Đảo là một yếu tố tồn tại từ rất lâu trong các khu vườn Nhật. Kích thước của các hòn đảo cũng rất đa dạng, từ các mỏm đá nhỏ cho đến các hòn đảo đủ lớn để xây chòi nghỉ. Chúng thường đại diện cho các hòn đảo ngoài đời thật hoặc là các biểu tượng tâm linh. Ví dụ có những hòn đảo được xây dựng theo hình dáng của rùa biển hoặc chim hạc – hai loài động vật biểu trưng cho sự trường thọ và khỏe mạnh. Hoặc người nghệ nhân cũng thường xây dựng các hòn đảo theo hình dạng của núi Horai – một ngọn núi linh thiêng trong Đạo giáo.

Cầu thường được xây dựng để kết nối các hòn đảo với nhau hoặc với đất liền và để tạo lối đi qua suối hoặc hồ. Các cây cầu thường được xây dựng bằng đá hoặc gỗ và quy mô cũng như mức độ phức tạp khác nhau. Có những cây cầu chỉ là một phiến đá đơn giản bắc ngang con suối. Cũng có những cây cầu lớn bằng gỗ có mái che dài hơn 10 mét.

vườn nhật Korakuen
Các hồ nước lớn thường có các cây cầu kiểu Trung Quốc cao và uốn cong để thuyền có thể đi qua
các kiểu cầu trong vườn nhật
Cầu lớn bằng gỗ có mái che ở đền Heian (ảnh trái). Cầu gỗ lát sỏi ở cung điện hoàng gia Sento (ảnh phải)
cầu bằng đá trong sân vườn
Cầu bằng đá nguyên khối ở Rikugien
Cầu bằng gỗ thiết kế theo dạng zic-zac ở Korakuen (ảnh trái) và những hòn đảo bằng đá giữa biển bằng sỏi ở Ryoanji (ảnh phải)
Cầu bằng gỗ thiết kế theo dạng zic-zac ở Korakuen (ảnh trái) và những hòn đảo bằng đá giữa biển bằng sỏi ở Ryoanji (ảnh phải)
cây cầu làm bằng san hô
Một cây cầu cực kì độc đáo bằng san hô ở Okianawa

4. Thảm thực vật

Rất nhiều loại cây, cỏ và hoa được sử dụng trong thiết kế vườn Nhật. Các loại cây lớn như phong lá đỏ hoặc anh đào thường được ưa thích vì mỗi mùa chúng có một vẻ đẹp khác nhau. Vì vậy, để làm nổi bật được nét độc đáo của những loài cây này thường đòi hỏi người kiến trúc sư thiết kế phải thật sự tinh tế và có kiến thức.

Mặt khác, các loại thông (tùng la hán, thông đen) hoặc tre thường được ưu tiên lựa chọn vì có khả năng chịu được sự khắc nghiệt của mùa đông ở Nhật, trong khi những loài cây khác thường ngủ đông. Rêu cũng được sử dụng rộng rãi trong thiết kế vườn Nhật. Riêng tại khu vườn rêu nổi tiếng của đền Saihō-ji đã có hơn 100 loại rêu khác nhau.

Dịch vụ nhập khẩu tùng la hán Nhật Bản

Trong thiết kế vườn nhật, các loài cây luôn được bố trí một cách có chủ đích nhằm mô phỏng cảnh quan thiên nhiên. Thảm thực vật trong sân vườn đòi hỏi phải luôn được chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách để duy trì được vẻ đẹp như ban đầu. Ở Nhật hay các nước có tuyết rơi thì đòi hỏi một số kỹ thuật đặc biệt để bảo vệ các loại cây khỏi băng tuyết. Nhưng ở Việt Nam thì không có tuyết nên không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.

Về cách sắp xếp và các nguyên tắc khi bố trí cây cảnh trong sân vườn thì SGL đã có hai bài viết chi tiết, mọi người có thể tham khảo ở đây.

các loại cây thường sử dụng trong vườn nhật
Cây bụi được tạo hình và cắt tỉa cẩn thận tại bảo tàng nghệ thuật Adachi (ảnh trái) và cây phong lá đỏ ở công viên Koishikawa Korakuen (ảnh phải)
cây cảnh trong vườn nhật
Cây tùng la hán và anh đào ở công viên Shinjuku Gyoen (ảnh trái). Rừng tre ở đền Kodaiji (ảnh trái)
các loại rêu
Các bức tượng bị rêu bao phủ ở đền Sanzenin (ảnh trái) và nhiều loại rêu được trưng bày ở thiền viện Jishō-ji (ảnh phải)
"Trang phục mùa đông" của các loại cây cảnh ở Nhật
“Trang phục mùa đông” của các loại cây cảnh ở Nhật

5. Đồi

Ở những khu vườn có diện tích lớn, đặc biệt là những khu vườn tản bộ thời Edo thường xây dựng những ngọn đồi nhân tạo rất lớn. Đồi nhân tạo thường tượng trưng cho đồi núi ngoài đời thật. Thậm chí khách tham quan có thể leo lên đỉnh và ngắm nhìn được toàn cảnh khu vườn từ trên cao.

công viên Suizenji
Ở công viên Suizenji có một ngọn đồi tượng trưng cho núi Phú Sĩ
công viên Rikugien
Quang cảnh nhìn từ trên ngọn đồi nhân tạo ở công viên Rikugien

6. Đèn đá

Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của vườn Nhật, đèn đá hay còn có tên gọi khác là thạch đăng lung dường như là một yếu tố chưa bao giờ tách rời. Đèn đá có nhiều kích thước, hình dạng khác nhau và tất nhiên là thường làm bằng đá. Mỗi loại đèn đá có một lịch sử và ý nghĩa khác nhau, mọi có thể tham khảo bài viết này của SGL để biết thêm.

Người nghệ nhân thiết kế vườn thường khéo léo sắp đặt đèn đá một cách có chủ đích để chúng có thể phát huy hết công năng của mình. Đèn đá thường được đặt trên các hòn đảo nhỏ, bên cạnh hồ nước, lối đi, hoặc bên cạnh nhà ở, chòi nghỉ. Đây là những vị trí mà đèn đá vừa có tác dụng chiếu sáng vừa tăng thêm tính thẩm mỹ cho khu vườn.

>> Cung cấp đèn đá nhập khẩu Nhật Bản <<

Đèn đá thường được kết hợp với bồn rửa tay bằng đá tạo thành một tiểu cảnh không thể thiếu của vườn trà (chaniwa)

các loại đèn đá
Đèn đá của Nhật rất đa dạng về kích thước cũng như kiểu dáng
đèn đá ikekomi-gata
Đèn đá ikekomi-gata không có đế và được chôn trực tiếp xuống đất
kiểu đèn đá được cắt và điêu khắc tỉ mỉ (ảnh trái). Và kiểu đèn đá giữ nguyên nét thô sơ của đá tự nhiên (ảnh phải)
Có những kiểu đèn đá được cắt và điêu khắc tỉ mỉ (ảnh trái). Và cũng có những kiểu đèn đá giữ nguyên nét thô sơ của đá tự nhiên (ảnh phải)

7. Bồn rửa tay (Tsukubai)

Ở một số khu vườn có trà thất hoặc các khu vườn trà (chaniwa) thường có bồn chứa nước bằng đá dùng để rửa tay. Bồn rửa thường được đặt trước cửa trà thất và được dùng cho nghi thức tẩy rửa trước các buổi tiệc trà truyền thống. Trước khi bước vào trà thất, khách mời phải rửa tay và súc miệng bằng nước trong bồn.

Kích thước và hình dạng của bồn rửa cũng rất đa dạng. Có những bồn chỉ đơn giản là một vết lõm tự nhiên trên viên đá hoặc cầu kì hơn là những kiểu bồn được cắt và chạm khắc tinh xảo.

Đặc biệt không thể thiếu mạch nước nhỏ dẫn qua ống tre chảy vào bồn, hệ thống thoát nước phía dưới và gáo múc nước bằng tre. Ngày nay, người ta thường thiết kế bồn rửa tay (Tsukubai)  như là một tiểu cảnh trang trí hơn là để sử dụng cho mục đích ban đầu.

Bồn rửa cùng với đèn đá là hai yếu tố thiết yếu của một vườn trà chaniwa truyền thống.

tiểu cảnh bồn nước và đèn đá trong vườn trà chaniwa
Bồn rửa tay và đèn đá thường được kết hợp để tạo thành một tiểu cảnh ở các khu vườn trà. Vườn trà ở công viên Urakuen (trái) và vườn trà ở đền Daitokuji (phải)
bồn nước trong vườn nhật
Bồn rửa tay ở đền Chusonji (trái) và đền Ryoanji (phải)

8. Lối đi

Lối đi đã trở thành một phần không thể thiếu của vườn Nhật từ khi kiểu vườn trà và vườn đi dạo ra đời. Lối đi trong sân vườn thường được làm bằng đá, sỏi, cát hoặc đất cứng và được thiết kế cẩn thận, có chủ đích để người xem có những góc nhìn đẹp nhất. Các lối đi cũng được sử dụng để phân chia các khu vực khác nhau trong khu vườn.

lối đi trong công viên
Lối đi bằng đất trong công viên Korakuen
các kiểu lối đi bằng đá trong vườn nhật
Một số kiểu lối đi bằng đá trong vườn Nhật
Một kiểu lối đi độc đáo bằng đá trụ băng qua hồ nước
Một kiểu lối đi độc đáo băng qua hồ nước

Có thể bạn chưa biết:

>> Vườn Nhật đẹp nhất Việt Nam tại Hải Phòng <<

9. Kiến trúc

Sân vườn được xây dựng nhằm mục đích tô điểm cho vẻ đẹp kiến trúc. Chính vì vậy chúng ta luôn có được góc nhìn đẹp nhất của khu vườn khi ở trong các không gian kiến trúc như biệt thự, cung điện, hay chòi nghỉ.

Mặt khác, người nghệ nhân thiết kế sân vườn mời gọi người xem đi vào và thưởng thức khu vườn từ bên trong và coi các hạng mục kiến trúc là một phần của khu vườn.

vườn nhật đẹp
Sự kết hợp hài hòa giữa không gian kiến trúc và không gian sân vườn
chòi nghỉ kiểu nhật
Các căn chòi nghỉ cũng được thiết kế khéo léo để có những góc nhìn đẹp ra khu vườn
Góc nhìn khu vườn từ bên trong các căn nhà
Góc nhìn khu vườn từ bên trong các căn nhà
trà thất kiểu nhật
Trà thất Jo-an nổi tiếng ở công viên Korakuen

10. Phong cảnh vay mượn

Phong cảnh vay mượn (shakkei trong tiếng Nhật) có nghĩa là kết hợp quang cảnh bên ngoài vào thiết kế của khu vườn. Các cấu trúc tự nhiên như biển, núi, sông, rừng và các cấu trúc nhân tạo như nhà cửa, phố phường đều có thể sử dụng làm quang cảnh vay mượn.

cảnh quan vườn nhật
Khu vườn ở đền Tenryuji vay mượn quang cảnh của dãy núi Arashiyama (trái). Và công viên Ritsurin Koen vay mượn khung cảnh của núi Shiun
công viên Korakuen
Lâu đài Okayama ở công viên Korakuen và trở thành một phần cảnh quan của công viên
công viên hama rikyu
Công viên Hama Rikyu có quang cảnh vay mượn là các tòa nhà cao tầng gần đó. Mặc đù đây không phải ý đồ của các nghệ nhân thiết kế vườn nhưng cũng rất ấn tượng đúng không nào?

(Nội dung bài viết được lược dịch từ website japan-guide.com)

sgl.com.vn

Trần Triệu Vỹ
Trần Triệu Vỹ

Xin chào, tôi là Founder & CEO SGL - SaiGon Landscape. Công ty thiết kế, thi công kiến trúc, cảnh quan, sân vườn chuyên nghiệp. Hiện nay tôi còn dành thời gian chia sẻ đam mê, kinh nghiệm và kiến thức của bản thân về kiến trúc nội thất đến cảnh quan sân vườn Kết nối hoặc Xem chi tiết về tôi

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NỘI DUNG CHÍNH

096 9797 619

Gọi ngay HOTLINE để được hỗ trợ tốt nhất
Hoặc click nút bên dưới để gửi yêu cầu