Tìm hiểu chi tiết A – Z về văn hóa kiến trúc

Nghệ thuật kiến trúc được xem như một công cụ để biểu đạt và thể hiện một nền văn hóa của một dân tộc, một tập thể. Văn hóa kiến trúc đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đời sống xã hội của con người qua mọi thời đại. Vậy bạn có thắc mắc văn hóa kiến trúc là gì? Và giữa văn hóa và kiến trúc có mối liên hệ mật thiết như thế nào không? Cùng SGL Việt Nam tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Văn hóa kiến trúc là gì?

Để hình dung được văn hóa kiến trúc là gì thì đầu tiên là tìm hiểu khái niệm về văn hóa và kiến trúc:

Văn hóa là sự phản ánh bản sắc lịch sử của loài người, nó được hình thành từ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người tạo ra qua quá trình lao động, sự sáng tạo và tương tác với thiên nhiên cũng như với các mối quan hệ trong xã hội.

Trong khi đó, kiến trúc chính là nghệ thuật sáng tạo không gian sống, đó cũng chính là kết quả của sự sáng tạo và khoa học khi kết hợp để đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt và phát triển văn hóa tinh thần lẫn vật chất của con người.

Văn hóa kiến trúc là gì?

Bên cạnh đó, kiến trúc không chỉ là việc tạo dựng không gian sống mà nó còn là quá trình kiến tạo môi trường nhân tạo, mang đến sự hài hòa với tự nhiên và điều này dùng để phục vụ cho đời sống con người. Đồng thời, kiến trúc cũng là một ngành khoa học nghiên cứu để nâng cao chất lượng sống, đáp ứng yêu cầu sử dụng và đóng góp vào sự tiến bộ của kỹ thuật, hướng tới một nền xã hội văn minh và bền vững.

Như vậy có thể kết luận, văn hóa kiến trúc là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học trong việc xây dựng công trình, tổ chức không gian sống để phục vụ cho sự phát triển về mặt vật chất, tinh thần trong đời sống của con người và xã hội.

Mời tham khảo thêm về: Tìm hiểu về không gian kiến trúc: Khái niệm, chức năng & phân loại

Giữa văn hóa và kiến trúc có mối liên hệ như thế nào?

Khi đã hiểu rõ về khái niệm văn hóa kiến trúc thì việc tìm hiểu về mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa và kiến trúc là bước tiếp theo để bạn nhận thấy được tầm quan trọng của kiến trúc trong văn hóa xã hội của con người.

Văn hóa về vật chất với kiến trúc

Văn hóa vật chất là tổng hợp của các tác phẩm vật lý và công cụ do con người tạo ra trong quá trình phát triển xã hội, bao gồm: đường xá, nhà ở, chùa chiền, miếu thờ, nhà thờ…; phương tiện giao thông, máy móc thiết bị, dụng cụ đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sinh hoạt và sản xuất hàng ngày của con người.

Văn hóa vật chất không chỉ thể hiện qua những thành phần này mà nó còn phản ánh giá trị văn hóa mà mỗi cộng đồng đánh giá là quan trọng nhất. Ví dụ, đối với cộng đồng Phật giáo, chùa chiền là biểu tượng quan trọng nhất; trong khi đó, cộng đồng Hồi giáo rất coi trọng và đề cao các công trình kiến trúc như nhà thờ và thánh đường. Còn đối với các cộng đồng nhỏ khác, trung tâm thương mại hay rạp chiếu phim có thể được xem là trung tâm văn hóa chủ chốt.

Văn hóa về vật chất với kiến trúc

Kiến trúc không chỉ là biểu tượng của văn hóa vật chất mà còn là minh chứng cho sự phát triển của loài người từ thuở sơ khai. Mỗi công trình kiến trúc đều là một tác phẩm nghệ thuật phản ánh những đặc trưng văn hóa của từng địa phương một cách khách quan nhất, từ những ngôi nhà đầu tiên được hình thành cho đến những đô thị náo nhiệt.

Mỗi chúng ta có thể cảm nhận được sự hiện diện của văn hóa địa phương qua từng chi tiết nội – ngoại thất, qua mỗi góc nhìn, mỗi trải nghiệm sống động khi tiếp xúc với bất kỳ một không gian kiến trúc đặc trưng nào đó.

Ví dụ về các công trình văn hóa kiến trúc cụ thể giúp bạn hình dung được sự liên hệ này là ở mỗi quốc gia đều tự hào với những biểu tượng kiến trúc độc đáo như: Khuê Văn Các tại Hà Nội là một trong những biểu tượng văn hóa kiến trúc Việt Nam, Vạn lý trường thành của Trung Quốc, tượng Nữ thần tự do ở New York hay Tháp Eiffel tại Pháp… Đó không chỉ là niềm tự hào của quốc gia đó mà còn là dấu ấn khó quên trong tâm trí mỗi người khi được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc đặc trưng đó.

Văn hóa về tinh thần với kiến trúc

Văn hóa tinh thần là sự bao hàm các ý niệm, quan niệm, niềm tin, tín ngưỡng, phong tục, đạo đức, giá trị, chuẩn mực… luôn có sự gắn kết mật thiết với văn hóa vật chất, tạo nên một mối quan hệ đồng nhất nhưng vô cùng đa dạng.

Trong lĩnh vực kiến trúc, cả hai yếu tố vật chất và tinh thần này được thể hiện rõ ràng: Yếu tố văn hóa vật chất thường hiện hữu qua kiểu dáng, màu sắc, nguyên vật liệu và công nghệ xây dựng. Trong khi đó, yếu tố văn hóa tinh thần lại ẩn chứa trong những không gian nội thất, chúng mang lại giá trị và cảm xúc chân thật cho người dùng.

Kiến trúc không chỉ phô diễn các yếu tố văn hóa vật chất mà nó còn là sự biểu đạt của nội dung về văn hóa tinh thần, phản ánh được giá trị sử dụng, ý nghĩa của thiết kế và bản sắc văn hóa địa phương thông qua công trình kiến trúc đó. Bên cạnh đó, kiến trúc cũng thể hiện rõ mối quan hệ giữa môi trường bên trong công trình kiến trúc với khí hậu, địa hình và cảnh quan xung quanh nó, đồng thời cũng cho chúng ta thấy khả năng thích ứng với các điều kiện tự nhiên và xã hội cụ thể.

Văn hóa về tinh thần với kiến trúc

Ngoài ra, kiến trúc còn là phương tiện mà các thể chế xã hội đương thời sử dụng để giáo dục và hướng dẫn công dân. Mặt khác, người dân cũng tận dụng công trình kiến trúc để thể hiện cảm xúc, tình cảm và khát vọng cá nhân. Đồng thời, kiến trúc còn phản ánh giá trị văn hóa tinh thần đặc trưng của từng cộng đồng hay quốc gia, đó cũng là minh chứng cho sự đa dạng văn hóa vật chất và tinh thần tại mỗi địa điểm cụ thể.

Như vậy có thể thấy văn hóa kiến trúc chính là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của loài người, được nuôi dưỡng qua giao tiếp và tương tác trong cuộc sống hàng ngày, lao động, và các công trình sáng tạo nghệ thuật. Nó bao gồm tất cả những thành tựu về vật chất lẫn tinh thần, được hình thành từ sự tương tác giữa con người với con người và con người với môi trường xung quanh.

Tầm quan trọng của văn hóa kiến trúc trong đời sống xã hội

Bản sắc văn hóa trong kiến trúc không phải là điều gì đó cố định, mà nó còn có sự chọn lọc và đồng hành. Những người làm trong lĩnh vực kiến trúc, nhất là những kiến trúc sư, họ không thể ngồi một chỗ để thiết kế những công trình kiến trúc đặc trưng của các vùng miền khác và không không có sự trải nghiệm và tương tác. Họ cần phải trực tiếp đến những nơi này, sống cùng và hiểu rõ văn hóa địa phương ở nơi đó, chỉ như vậy mới giúp người thiết kế có thể tạo nên những công trình phản ánh đậm nét văn hóa kiến trúc đặc trưng của từng vùng miền.

Với tầm ảnh hưởng rộng lớn, văn hóa kiến trúc cũng nhận được nhiều sự tác động từ các yếu tố xã hội khác nhau, bao gồm cả nguồn vốn đầu tư đa dạng và các áp lực từ yếu tố lợi nhuận. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và giao lưu quốc tế, văn hóa kiến trúc không chỉ bị hạn chế ở địa phương mà nó đã và đang phát triển cùng với nhân loại, tiến lên không ngừng để không bị tụt hậu trong dòng chảy của thời đại.

Tầm quan trọng của văn hóa kiến trúc trong đời sống xã hội

Mong rằng qua bài viết trên đây của SGL, bạn có thể hiểu hơn về khái niệm và tầm quan trọng của văn hóa kiến trúc trong đời sống của con người qua mọi thời đại, mọi thời kỳ phát triển của xã hội loài người. Nếu bạn có hứng thú về những chủ đề về kiến thức kiến trúc, hãy ghé trang web của chúng tôi để đọc thêm nhiều bài viết hay và thú vị khác nhé!

Xem thêm: Phương án thiết kế là gì? Tầm quan trọng & quy trình thực hiện

Ban biên tập: SGL Vietnam

Ảnh: Tham khảo Internet

Trần Triệu Vỹ
Trần Triệu Vỹ

Tôi tin rằng không gian cảnh quan không chỉ là nơi, nó là cách bạn trải nghiệm cuộc sống. Sứ mệnh của tôi là mang đến cho khách hàng những không gian sống nên thơ, yên bình và thanh lịch, qua phong cách thiết kế tinh tế và đầy triết lý Nhật.

Kết nối hoặc Xem chi tiết về tôi

0933 606 119

Gọi ngay HOTLINE để được hỗ trợ tốt nhất
Hoặc click nút bên dưới để gửi yêu cầu