Kiến trúc đình làng: Đặc trưng, những đặc điểm nổi bật nhất

Kiến trúc đình làng là công trình cổ truyền, được bảo tồn khá trọn vẹn bởi những người dân Việt Nam. Kiến trúc gồm những đặc điểm nghệ thuật độc đáo, trong sáng, có tính dân tộc phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại lai. Trong bài viết sau đây, SGL Vietnam sẽ hỗ trợ bạn đọc đi sâu tìm hiểu về đặc điểm công trình kiến trúc này.

Lịch sử cổ đại nên biết của đình làng Việt Nam

Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về thời điểm và nguồn gốc xuất hiện đình làng Việt Nam. Từ “đình” xuất hiện khá sớm trong lịch sử của Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ II, III.

Đình trạm là hình ảnh đã bắt đầu phổ biến ít nhiều từ thế kỉ thứ II. Thời nhà Đinh, ở cố đô Hoa Lư đã cho dựng đình để các sứ thần có thể nghỉ chân trước khi vào chầu vua. Đến đời nhà Trần, đình được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư với tư cách là trạm nghỉ chân. Đến thời nhà Lê, đình làng đã rất phát triển.

Ngôi đình có bia cổ xưa nhất là đình Thanh Hà thuộc Hà Nội. Bia có chữ đề năm Thuận Thiên thứ 3 (năm 1433). Các căn cứ trên khẳng định đình làng đã có từ thời Lê Sơ, khoảng đầu thế kỉ XV. Các công trình kiến trúc đình làng xưa nhất còn bảo tồn đến ngày nay đều có niên đại thuộc thời nhà Mạc vào thế kỉ XVI, đó là:

  • Đình Thụy Phiêu (Hà Nội) được dựng năm Đại Chính thứ 2 (1531).
  • Đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) niên hiệu Sùng Khang (1566 – 1577), có nhiều người đã dự đoán vào năm 1576.
  • Đình Phù Lưu (Bắc Ninh), được dựng vào khoảng cuối thế kỉ XVI.
  • Đình Tây Đằng (Hà Nội), được dự đoán được dựng vào thế kỉ XVI.

Căn cứ theo các tài liệu lịch sử chúng ta có thể biết thêm một số ngôi đền được xây dựng trong thế kỷ XVI:

  • Bia đình nghiêm phúc (Hải Dương) dựng năm Hưng Trị thứ 4 (năm 1591) đã ghi rằng đình được xây dựng vào niên hiệu Cảnh Lịch (khoảng năm 1548- 1553).
  • Văn bia đình Đại Đoàn (Ninh Bình) cho biết ngôi đình được dựng vào năm Quý Tỵ, niên hiệu Diên Thành (năm 1583)…

Về nguồn gốc đình làng Việt Nam cũng có nhiều ý kiến khác nhau và hiện tại thì vẫn chưa có giải đáp chắc chắn. Có nhiều ý kiến cho rằng đình là hành cung của vua, lúc ban sơ được xây dựng để cho vua nghỉ ngơi khi đi hành thú về sau mới dần hình thành thành đình làng. Một số ý kiến khác lại nói rằng, ở Thăng Long vào thời Lý, người ta xây dựng phương đình để tuyên đọc các văn kiện của vua hoặc dùng để dán các bảng thông báo của triều đình. Sau đó, kiến trúc đình dần phổ biến về với dân làng chức năng như một trụ sở hành chính của làng. Lại có ý kiến khác cho rằng đình làng bắt nguồn từ các kiến trúc thờ các vị thần đất và nước. Bởi các dân cư Việt cổ thường có tín ngưỡng bản địa sâu sắc, sùng bái thần đất và thần nước, những vị thần đã nuôi sống và chở che cho họ.

Lịch sử về đình làng Việt Nam từ ngày xưa
Lịch sử về đình làng Việt Nam từ ngày xưa

Điều đáng lưu ý nhất là ở vùng đất Tuyên Quang có ngôi đình Hồng Thái và Tân Trào được xây lên vào thế kỷ XX, thờ thần núi của làng. Hai ngôi đình gợi cho chúng ta về ngôi đình làng sơ khai đầu tiên của người dân Việt. Tín ngưỡng thờ thần đất và thần nước dần bị biến đổi theo thời gian, khi có sự du nhập nền văn hóa phương Bắc, thì các vị thần này được khoác lên mình bộ áo thần thành hoàng Trung Quốc, từ đó biến thành hoàng làng Việt Nam.

Kiến trúc đình làng được cho là ra đời trong thời kỳ xã hội rối ren, giai đoạn của thế kỷ 16 và 17. Đây là khoảng thời gian đang xảy ra các cuộc nội chiến giữa nhà Trịnh và nhà Nguyễn ở phía nam, nhà Trịnh và nhà Mạc ở miền Bắc.

Nhân dân lầm than, triều đình suy thoái, làng xã bị tách khỏi sự quản lý của nhà nước. Văn hóa thờ cúng tổ tiên, ông bà, dòng họ đã bắt đầu trở thành một nét đẹp tín ngưỡng của người dân Việt Nam lúc bấy giờ.

Đình làng trở thành nơi sinh hoạt chung cho cả làng, là nơi có thể tụ họp, bàn bạc công việc và tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa. Đình cũng chính là nơi thờ cúng Thành hoàng làng, các anh hùng dân tộc hoặc những người có công với làng xã. Kiến trúc đình làng là nơi chứng kiến cảnh sinh hoạt của các người dân, là nơi gắn bó giữa con người và nơi mình sinh ra.

Đặc điểm nổi bật của kiến trúc đình làng Việt

Kiến trúc đình làng gắn liền với khu sinh sống của dân làng, nối với ngõ, thôn… tuân theo các nguyên tắc phong thủy về địa lý, phía trước đình lành sẽ thoáng đãng có thể nhìn ra sông nước, thường chọn vị trí theo hướng nam và đông nam.

Đình làng là một ngôi nhà to lớn, rộng rãi và có thể được xem là một trong những ngôi nhà đẹp nhất Việt Nam thời cổ đại, được dựng lên bởi những cột gỗ to tròn thẳng tắp đặt trên những hòn đá lớn. Vì, kèo, xà dọc, xà ngang, xà gồ của đình cũng được làm làm bằng những loại gỗ tốt, có thể kể đến là gỗ lim. Tường của ngôi đình thường sẽ được xây dựng bằng gạch. Mái đình sẽ được lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi làm bốn góc đầu đao cong hoặc xây bít đốc. Trên nóc kiến trúc đình thông thường sẽ có hai con rồng chầu mặt nguyệt, người ta gọi đây là lưỡng long tranh châu hay lưỡng long chầu nguyệt.

Kiến trúc sân đình đồng thời được lát gạch. Phía trên đình làng được tạc hình con nghê, phía trước đình sẽ có hai cột trụ cao. Phía trong đình, có bàn thờ ở gian giữa, thờ cúng vị thần Thành hoàng, thần của làng. Trong đình còn có một chiếc trống cái dùng để để đánh lên theo nhịp ngũ liên nhằm thúc giục dân trong làng tụ họp tại đình để bàn tính các công việc của làng. Nhiều đình còn có các tấm bình phong, những nét điêu khắc thường thấy là Long Mã hoặc con hổ để trấn trạch.

Những đặc điểm nổi bật nhất trong kiến trúc đình
Những đặc điểm nổi bật nhất trong kiến trúc đình

Bên cạnh kiến trúc tổng thể của đình làng thì những bức tượng thờ, cửa võng trang trí, các bức chạm khắc, hoành phi câu đối…. trong các ngôi đình cũng là điểm nổi bật, mang ý nghĩa như kể lại một câu chuyện nào đó của làng. Điển hình như đình làng Diềm (Bắc Ninh), xây dựng vào cuối thế kỷ XVII. Trong gian giữa của đình là bức chạm cửa võng với nét chạm khắc tinh xảo hình vân mây, rồng, hoa bốn cánh… Đồng thời, ngôi đình còn có nhiều hình khối chạm khắc nghệ thuật như những bức chạm: các cô thôn nữ, bát tiên, ông già ngồi đánh cờ… những khung cảnh sinh hoạt gần gũi này thể hiện những ao ước của người dân muốn có được cuộc sống bình yên và nhẹ nhàng. Nội dung của những bức chạm đồng thời cũng cho thấy tâm hồn bay bổng, mơ mộng của những nghệ nhân làng Việt thời bấy giờ.

Có thể nói, những người đã xây dựng những công trình đình lành đã gửi gắm một phần tâm trí của bản thân mình vào việc điêu khắc và chạm trổ. Đây không chỉ là một công trình kiến ​​trúc mà còn là nơi nghệ thuật dân gian sinh sôi và tỏa sáng. Những đường nét kiến ​​trúc, chạm khắc trang trí của công trình còn tồn tại cho đến ngày nay vẫn là những câu chuyện lịch sử, nó thể hiện sự tài hoa của những người thợ thủ công.

Chức năng và ý nghĩa đặc biệt của đình

Đình làng mang trong mình nhiều ý nghĩa và đặc trưng. Trong đó có thể kể đến là:

Chức năng tín ngưỡng

Các vị thần được thờ cúng trong đình làng Việt Nam biểu hiện cho văn hóa tín ngưỡng đa dạng. Đây là một hệ thống đa dạng gồm nhiều yếu tố tín ngưỡng như: phồn thực, thờ mẹ, thờ cúng tổ tiên, những người anh hùng và có một phần ảnh hưởng nhỏ của Phật giáo và Nho giáo.

Chức năng hành chính

Đình làng là trụ sở chính để tiến hành mọi công việc hành chính của làng. Cơ sở chính để giải quyết những vấn đề này chính là hướng ước và lệ làng. Đình làng đã trở thành biểu tượng của tính tự trị và có sự kết nối sâu rộng của cộng đồng trong suốt chiều dài lịch sử của mình.

Chức năng văn hóa

Đây chính là là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người dân làng. Mặc dù ở làng quê Việt sẽ có hội chùa và hội đền nhưng hội làng tổ chức ở đình vẫn là hội gắn bó gần gũi với đời sống dân làng nhất. Có thể nói, đình làng chính là cái nôi của văn hóa Việt.

Các chức năng về của đình làng bạn nên biết
Các chức năng về của đình làng bạn nên biết

Bố cục tổng thể của đình làng Việt Nam

Gắn liền với khu ở của dân làng, là cầu nối giữa ngõ, thôn… đình làng có một số điểm kiến trúc nổi bật:

Bố cục và thành phần trong kiến trúc đình: Đình có thể là một quần thể kiến trúc nằm cạnh chùa tạo thành một quần thể lớn hoặc đơn thuần là một công trình kiến trúc độc lập. Công trình kiến trúc có bố cục đối xứng với nhau qua trục chính chạy dài. Những kiến trúc thành phần: Nghi môn, Hồ nước, Nhà Tiền tế, Đại Đình, Hậu cung, 2 bên còn có nhà hành lang hữu, tả vu được sắp xếp đối xứng 2 bên. Bên cạnh đó, phía trước của đình làng thường sẽ có nhiều cây xanh.

Đại đình: Đây chính là nơi tiến hành các lễ nghi, sinh hoạt hành chính, công cộng nên thường sẽ có không gian, diện tích lớn, bề thế và trang trọng.

Hậu cung: Đây là nơi thờ Thành hoàng làng, giữ các vật phẩm linh thiêng, trang nghiêm và thông thường sẽ bị đóng không cho mọi người vào, không gian nhỏ nhưng vô cùng trang nghiêm và kín đáo.

Tiền tế: Đa số Tiền tế sẽ có kích thước cùng quy mô nhỏ hơn so với Đại đình, mặt bằng hình vuông, không có các cửa vách bao quanh và có 2 tầng mái. Cuối thế kỷ 17, nhà Tiền tế mới xuất hiện và đến thế kỷ 19 mới bắt đầu xuất hiện phổ biến.

Nhà hữu vu, tả vu (nhà hành lang bên phải và bên trái): đây là không gian có mái che, không có tường bao bọc xung quanh, nếu có tường bao quanh thì cũng chỉ bao mặt bên, mặt chính vẫn sẽ để hở.

Tỷ lệ, kiến trúc, bộ khung kết cấu của đình việt

Khi nhìn từ ngoài vào trong, kiến trúc đình làng có quy mô vô cùng đồ sộ. Phía ngoài của mái đình uốn lượn nhẹ nhàng, chiếm 2/3 chiều cao CT, 4 góc xòe rộng, đặt trên hệ thống cột to trơn vững chắc.

Bờ nóc có khi 2 đầu nhô cao ra ngoài như hình ảnh của một con thuyền lớn. Trên 2 thông thường được đầu được đắp thêm hình con Kìm Lạc long thủy quái, bờ chảy đắp các con lân, con phượng… ở giữa bờ nóc có hình lưỡng long chầu nguyệt. Bốn góc mái của đình sẽ nhô cao với những đầu đao tạo sự khỏe khoắn cho ngôi Đình.

Các cột đình sẽ được bào nhẵn, thường sẽ để mộc, đồng thời sẽ có những đình làng cột Cái được trang trí rồng mây, sơn son thếp vàng.

Bộ khung kết cấu bằng gỗ khớp được nối bằng mộng sẽ cực kỳ linh hoạt và tinh xảo. Giúp cho việc tháo lắp và di chuyển một cách dễ dàng. Tính thống nhất, đơn giản, tính tiêu chuẩn và tính điển hình sẽ được thể hiện rõ trong bộ khung kết cấu gỗ chịu lực của công trình kiến trúc đình làng.

Hệ thống kết cấu gỗ, được liên kết bằng mộng: Cột, xà, bảy, bộ vì kèo gá chiêng hay Chồng giường, hoặc sự kết hợp sinh động giữa giá chiêng và chồng giường.

Đình làng được xem là công trình công cộng nên cần một không gian rộng lớn, vì vậy, Bộ Vì của đình sẽ gồm 6 hàng cột lớn thẳng tắp.

Khoảng cách giữa các cột sẽ được xác định dựa vào số lượng khoảng hoành. Kiểu Thượng tam – hạ tứ, thượng tứ – hạ ngũ, thượng ngũ – hạ ngũ. Vì nóc của đình có hình tam giác cân nên đặt trên 2 cột cái, vì nách có hình tam giác vuông nên đặt trên cột quân và cột cái. Nếu khoảng cách hành quy ước là a, thì chiều cao b sẽ bằng 2/3a, đường xiên c hay còn gọi là khoảng chảy.

Bố cục tổng thể của ngôi đình làng trên đất Việt
Bố cục tổng thể của ngôi đình làng trên đất Việt

Đặc biệt trong trang trí đình làng Việt Nam

Trang trí trong kiến trúc đình làng khá tinh tế gồm những họa tiết liên quan đời thường, thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật truyền thống dân gian… Nghệ nhân thiết kế sẽ không quan tâm đến tỷ lệ cân đối của nhân vật, miễn sao truyền được cái tinh thần của họ là được. Nhưng tổng thể vẫn phải hài hoà cân đối hợp lý về mặt đường nét, bố cục và hình khối.

  • Uống rượu: bữa tiệc rượu nho nhã, mềm mại với những thiết kế hình khối nhẹ nhàng.
  • Đánh Cờ: linh động giữa mảng chìm, mảng nổi giữa nền và hình, giữa rỗng và đặc một cách hợp lý tạo nên một bố cục vừa thoáng đãng vừa chặt chẽ.

Trên đây là tất cả những thông tin về kiến trúc đình làng mà SGL Vietnam muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng, chúng tôi đã có thể hỗ trợ các bạn trong quá trình tìm hiểu về loại hình kiến trúc này. Nếu có thắc mắc hoặc bổ sung gì, bạn đọc hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.

Xem chi tiết bài viết về Kiến trúc Địa Trung Hải

Ban biên tập: SGL Vietnam

Trần Triệu Vỹ
Trần Triệu Vỹ

Tôi tin rằng không gian cảnh quan không chỉ là nơi, nó là cách bạn trải nghiệm cuộc sống. Sứ mệnh của tôi là mang đến cho khách hàng những không gian sống nên thơ, yên bình và thanh lịch, qua phong cách thiết kế tinh tế và đầy triết lý Nhật.

Kết nối hoặc Xem chi tiết về tôi

0933 606 119

Gọi ngay HOTLINE để được hỗ trợ tốt nhất
Hoặc click nút bên dưới để gửi yêu cầu