tinh hoa kiến trúc trà thất Nhật Bản

Trà Thất – Nghệ thuật và kiến trúc tinh hoa trà đạo của Nhật Bản

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on reddit
Share on email

Nhắc đến Nhật Bản, ai cũng sẽ biết đến trang phục Kimono, Sushi nổi tiếng hay một tinh thần Samurai chỉ có ở con người Nhật Bản. Ngoài ra, người ta còn biết đến Nhật Bản là quốc gia có văn hóa Trà đạo vô cùng đặc trưng. Hôm nay cùng SGL – Saigon Landscape tìm hiểu tất tần tật về trà thất và những mẫu thiết kế đẹp nhất sẽ khiến bạn phải “trầm trồ”.

Nghệ thuật trà đạo Nhật

Trong tiếng Nhật, trà đạo có tên là 茶道 đọc là “sadō” được xem là một loại hình nghệ thuật đỉnh cao, mang tinh hoa, văn hóa của người Nhật. Trà đạo không chỉ đơn thuần là nhâm nhi thưởng thức trà mà nó còn trở thành một bộ môn được giảng dạy chính thức ở các trường Đại học Nhật Bản.

Nghệ thuật trà đạo Nhật

Trà thất là gì?

Trà thất là một căn phòng được xây dựng riêng cho mục đích uống trà và thưởng trà. Ở căn phòng này, sự lặng lẽ, tĩnh mịch, màu sắc trầm mặc là chủ yếu. Căn phòng được thiết kế đơn giản, ẩn mình trong một thiết kế sân vườn có cảnh quan xung quanh thanh bình, yên ả, cây cối được trồng và bố trí không quá cầu kỳ nhằm tạo nên một bức tranh tĩnh lặng.

Không gian bên trong “trà thất” cũng hoàn toàn “cô tịch” với thảm rơm, bàn gỗ, cửa lùa bằng gỗ hoặc tre, tranh thư pháp, những chiếc mành tre và dĩ nhiên không thể thiếu bộ ấm và tách trà.

Hình ảnh trà thất tại Nhật Bản

4 nguyên tắc chính trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản:

  • HÒA: Sự hài hòa, giao hòa giữa con người và tự nhiên, giữa người nghệ nhân pha trà với bộ dụng cụ pha trà
  • KÍNH: Sự kính trọng của con người đối với con người, thể hiện qua sự biết ơn cuộc sống mà mỗi người may mắn được ban tặng, tôn kính với mọi người không phân biệt tầng lớp, cấp bậc, sang hèn.
  • THANH: Tình cảm bất vụ lợi, sự tôn kính, trân trọng con người đạt đến “cảnh giới” sẽ giúp tâm hồn nghệ nhân pha trà trở nên thanh tịnh, thanh thản, vô ưu.
  • TỊCH: Có nghĩa là sự cô tịch, không mang ý buồn chán mà mang hàm nghĩa về sự vắng lặng, thanh bình, yên tĩnh.

Ngoài ra, trà đạo còn có những quy tắc đặc trưng thể hiện thông qua:

  • Không gian thưởng trà (Trà thất): “Nhà không” thường được thiết kế theo kiểu nghệ thuật

Nghệ thuật Tokonoma là kiểu kiến trúc đậm chất truyền thống nhưng phổ biến trong xây dựng nhà ở của người Nhật đặc biệt là khi xây Trà Thất. Nó là một góc nhỏ của căn phòng, được xây thụt vào bên trong dùng để trang trí cho phòng khách và làm nơi uống trà của gia đình.

Tokonoma được trang trí mộc mạc, với tranh thư pháp, tranh bonsai, vật trang trí (kiếm Nhật, hộp hương trầm). Tokonoma là cái hồn của toàn ngôi nhà, thể hiện lối sống khiêm nhường, tinh tế của người Nhật.

  • Chabana

Chabana có nghĩa là “trà hoa”, là nghệ thuật cắm hoa đơn giản mà thanh lịch trong trà đạo của người Nhật Bản. Những bình hoa được cắm một cách đơn sơ nhưng mang hàm ý sâu xa về tình cảm của người chủ nhà đối với khách đến thưởng trà.

Bình hoa không cầu kì, có thể được làm bằng gốm (cả tráng men hoặc thô mộc), tre, đồng… Mỗi mùa qua đi, chủ nhà có thể thay đổi các loại bình khác nhau để trà thất thêm phong phú nhưng vẫn giữ nét đẹp tinh tế, truyền thống vốn có.

nguyên tắc trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản

  • Kakejiku

Kakejiku là bức tranh đặc trưng có thể được tìm thấy ở góc trà thất của người Nhật. Đó có thể là tranh thư pháp về một câu nói ý nghĩa, một bài học, một lời nhắc nhở hoặc cũng có thể là bức tranh non nước hữu tình, chim chóc, muông thú.

  • Cách pha trà: Dụng cụ pha phải được tráng qua nước sôi để làm sạch và làm ấm. Sau đó, lau khô bằng khăn sạch. Khi pha trà còn cần phải chú ý khắt khe về lượng nước, loại trà và cách pha (nước không được sôi mà phải luôn được làm nóng ở nhiệt độ 80-90oC trong ấm).
  • Thưởng trà: Hầu như người thưởng trà sẽ không mang các loại phụ kiện hay trang sức kim loại, không sử dụng nước hoa và ăn mặc cầu kỳ hay dung tục. Hầu hết, cả nam (đi tất trắng) và nữ đều mặc Kimono khi thưởng trà. Khi dùng trà, dùng tay trái nâng đáy bát trà một cách nhẹ nhàng, trân trọng, tập trung vào bát trà thay vì nhìn ngắm xung quanh. Còn sau khi uống xong, dù đã dùng hết hay vẫn còn trà bên trong, người thưởng trà đều phải dùng ngón tay cái và trỏ để lau cạnh mép của bát trà.

Nên xem: Tùng la hán đẹp nhập khẩu từ Nhật bản

Văn hóa uống trà tại Việt Nam

Người Việt Nam cũng có văn hóa uống trà suốt chiều dài lịch sử. Nếu như ngày xưa, văn hóa uống trà thể hiện một đời sống thanh cao, quý tộc, thể hiện cốt cách của người quyền quý thì ngày nay, uống trà đã dần phổ biến hơn.

Không đòi hỏi nhiều chuẩn mực như người Nhật, người Việt Nam uống trà một cách sáng tạo và phóng khoáng, chú trọng cách sao cho thưởng trà thật thơm ngon và thi vị, cách ứng xử giữa người với người.

Văn hóa uống trà tại Việt Nam

Người Việt Nam dùng trà để tâm tịnh, an yên, để tâm tình cùng bằng hữu, ngâm thơ, sáng tác. Không có gì quá cao siêu, người Việt uống trà không phải để đạt chánh niệm, mà để làm tri kỷ với chính mình, để cuộc sống thi vị và ý nghĩa hơn.

Nếu cách pha trà trong Hoàng Cung ngày xưa công phu hơn (như pha bằng hạt sương hứng trên búp sen) thì trong dân gian lại vô cùng bình dị (pha bằng nước mưa trong lành làm tăng vị ngọt cho trà). Cho đến ngày nay, văn hóa uống trà của người Việt Nam vẫn tồn tại, có nét độc đáo riêng mà không bị ảnh hưởng trà đạo của người Nhật hay người Trung Quốc láng giềng.

Mẫu thiết kế kiến trúc không gian phòng trà đạo đỉnh cao

Khi nhắc đến không gian trà đạo chắc chắn người ta sẽ nghĩ đến trà thất và nghi lễ thưởng trà truyền thống của người Nhật. Cùng SGL điểm qua những không gian trà thất đơn giản mà tinh tế và không kém phần ấn tượng sau.

Mẫu thiết kế kiến trúc không gian phòng trà đạo đỉnh cao ở kyoto

Mẫu trà thất trên xây dựng từ thời Edo tại Kyoto và được bảo tồn gần như hoàn hảo đến ngày nay. Cảnh quan khu vườn xung quanh căn trà thất cũng được thiết kế và xây dựng cùng thời để các lãnh chúa và tướng quân có thể vừa thưởng trà vừa ngắm nhìn cảnh quan bên ngoài.

Mẫu thiết kế kiến trúc không gian phòng trà đạo đỉnh cao ở biệt thự hoàng gia katsura

Quang cảnh mùa thu tuyệt đẹp với những tán lá nhiều màu sắc trong khu biệt thự hoàng gia Katsura tại Kyoto. Khung cảnh nhìn ra từ một căn trà thất truyền thống với cửa trượt shoji và thảm rơm tatami lót sàn.

Mời xem thêm: Mẫu thiết kế chòi nghỉ nhà gỗ sân vườn đẹp ấn tượng

Mẫu thiết kế kiến trúc không gian phòng trà đạo đỉnh cao ở công viên Hermann

Trà thất không chỉ có ở Nhật Bản mà còn xuất hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới. Điển hình như tại công viên Hermann của thành phố Houston – bang Texas có một mẫu trà thất với phong cách truyền thống Nhật. Căn trà thất trên nằm trong một khu vườn Nhật với diện tích hơn 5 héc-ta, khu vườn này là một món quà của chính phủ Nhật Bản dành tặng cho thành phố Houston và được thiết kế bởi kiến trúc sư cảnh quan hàng đầu thế giới – Ken Nakajima. Tuy được thiết kế với phong cách và kiến trúc của trà thất, khách thăm quan chủ yếu dùng trà thất để nghỉ chân khi đến công viên.

Mẫu thiết kế kiến trúc không gian phòng trà đạo đỉnh cao ở công viên Planten un Blomen

Công viên Planten un Blomen – Hamburg, Đức có một khu vườn phong cách Nhật, và ở trung tâm của khu vườn này là căn trà thất tọa lạc bên cạnh một hồ nước. Tại đây, ban quản lý công viên thường xuyên tổ chức các hoạt động như: nghi lễ thưởng trà truyền thống, trình diễn nghệ thuật trống Nhật Bản, khóa học thư pháp,…

Mẫu thiết kế kiến trúc không gian phòng trà đạo đỉnh cao ở công viên Clingendael

Khung cảnh vườn Nhật tráng lệ tại công viên Clingendael ở The Hague – Hà Lan, được xây dựng vào năm 1910 và là khu vườn Nhật đầu tiên tại Hà Lan. Khu vườn được tạo ra bởi công nương Daisy, bà đến Nhật Bản và mang về một số đèn đá, bồn nước tsukubai, tác phẩm điêu khắc và cả căn trà thất trong ảnh. Ngồi trong trà thất, khách thăm quan có thể ngắm nhìn được khu vườn vườn với hồ nước thanh bình, suối chảy róc rách, lối đi uốn lượn và những tán cây nhiều màu sắc.

Mẫu thiết kế kiến trúc không gian phòng trà đạo đỉnh cao ở công viên Tatton

Một căn trà thất giản dị nép mình dưới những tán lá tại công viên Tatton của thị trấn Knutsford, hạt Cheshire, Anh Quốc. Khu vườn mang phong cách trà đình Chaniwa nhưng không tuân theo các nguyên tắc thiết kế vườn trà nghiêm ngặt như ở Nhật. Mà người nghệ nhân đã khéo léo sử dụng các loại cây và vật liệu thân thiện với khí hậu nước Anh.

Không gian trà thất tinh tế ở Nhật Bản

Có thể nói cố đô Kyoto là thành phố có nhiều khu vườn và trà thất truyền thống nhất ở Nhật. Trà thất thường được đặt trong các khu vườn cảnh chaniwa (trà đình), sở dĩ có tên như vậy là bởi vì Chaniwa là khu vườn được thiết kế dành riêng để tổ chức nghi lễ thưởng trà truyền thống của Nhật Bản.

Nên xem: Mẫu thiết kế quán cafe sân vườn tuyệt đẹp 

TOP 5+ trà thất đẹp nhất Việt Nam

Mặc dù phong cách vườn Nhật tương đối phổ biến ở Việt Nam nhưng nghệ thuật trà đạo của Nhật lại ít được quan tâm. Vì vậy, các mẫu trà thất ở Việt Nam khá ít hoặc cũng được biến tấu để phù hợp với sở thích của chủ nhân. Nước ta không có nghi lễ thưởng trà như ở Nhật, nên các căn trà thất chủ yếu được thiết kế với công năng của chòi nghỉ.

Mẫu trà thất cực đẹp tại khu du lịch QUE Garden Đà Lạt

Nếu đã đến khu du lịch QUE Garden ở Đà Lạt chắc chắn bạn sẽ rất ấn tượng với khung cảnh này. Căn trà thất được thiết kế nằm giữa hồ cá koi nhằm mục đích cho khách thăm ngồi nghỉ ngơi, ngắm cảnh, chơi đùa với cá koi và chụp ảnh.

Không gian trà thất ấn tượng ở Việt Nam

Cũng tọa lạc tại khu du lịch QUE Garden, nhưng căn trà thất này được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi và có diện tích lớn hơn. Bên trong có bàn và đệm lót để du khách ngồi uống nước, trò chuyện và ngắm nhìn khung cảnh rừng thông hùng vỹ của núi rừng Đà Lạt.

Mẫu thiết kế vườn trà Nhật Bản

Trong các sân vườn biệt thự cao cấp, đặc biệt là sân vườn phong cách Nhật cũng đôi khi có sự xuất hiện của trà thất trong thiết kế. Mẫu trà thất trên do SGL thực hiện cho chủ nhân của một căn biệt thự cao cấp tại TP.HCM với công năng sử dụng như chòi nghỉ. Rất tiếc, sau đó chủ đầu tư đã thay đổi ý tưởng nên mẫu trà thất không được đưa vào thi công.

Mẫu thiết kế vườn trà Nhật Bản

Mẫu chòi nghỉ trên nằm trong sân vườn của một căn biệt thự “khủng” tại TP.HCM và được thiết kế theo phong cách trà thất của người Nhật. Có thể dễ dàng nhận thấy, căn trà thất trên là một phần của khu vườn bên cạnh là hòn non bộ, thác nước, hồ cá koi,.. và được khéo léo sắp đặt để hài hòa với tổng thể.

Kiến trúc trà thất và nghi lễ thưởng trà là một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật, qua một bài viết chắc chắn không thể nói hết được. Khác với Nhật Bản, cách uống trà và không gian thưởng trà của người Việt hướng đến sự giản dị, gần gũi và lược bỏ tối đa các nghi thức rườm rà. Người Việt có thể uống trà mọi lúc mọi nơi, từ trà thất trà quán tĩnh lặng đến quán nước vỉa hè lề đường, đó là nét văn hóa trà Việt.

Bài viết liên quan: Tìm hiểu nghệ thuật sân vườn phong cách Nhật Bản

Tóm lại, có thể hiểu đơn giản trà thất là không gian dành cho việc uống trà, vì vậy việc thiết kế trà thất trong cảnh quan sân vườn cũng không cần quá cầu kì như ở Nhật. Trà thất có thể vẫn mang những đường nét kiến trúc đặc trưng của Nhật nhưng bạn hoàn toàn có thể biến tấu nó theo sở thích để phù hợp với dụng ý sử dụng của mình.

Ban biên tập: SGL – Saigon Landscape

Trần Triệu Vỹ
Trần Triệu Vỹ

Xin chào, tôi là Founder & CEO SGL - SaiGon Landscape. Công ty thiết kế, thi công kiến trúc, cảnh quan, sân vườn chuyên nghiệp. Hiện nay tôi còn dành thời gian chia sẻ đam mê, kinh nghiệm và kiến thức của bản thân về kiến trúc nội thất đến cảnh quan sân vườn Kết nối hoặc Xem chi tiết về tôi

3 thoughts on “Trà Thất – Nghệ thuật và kiến trúc tinh hoa trà đạo của Nhật Bản”

  1. Ngọc Yến

    Em đang tìm các quán cafe có thiết kế dạng trà thất này ở quận 1, hồ chí minh mà mãi chưa ra SGL có gợi ý nào không ạ? em cảm ơn!

    1. Chào chị Ngọc Yến, SGL đang tiến hành liệt kê TOP những quá cafe có thiết kế dạng trà thất này ở TPHCM, khi nào xong sẽ cập nhật trên website chính thức sgl.com.vn nha chị!

  2. Mình muốn thiết kế xây dựng Trà thất 20m2 nằm trên hồ nước. Đơn vị nào thiết kế thi công được ạ

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NỘI DUNG CHÍNH

0903 957 033

Gọi ngay HOTLINE để được hỗ trợ tốt nhất
Hoặc click nút bên dưới để gửi yêu cầu