Kiến trúc sinh thái – Lối kiến trúc bền vững, hòa nhập với thiên nhiên

Trong vài năm gần đây cùng với sự phát triển rất tiến bộ của khoa học công nghệ, kiến trúc sinh thái hiện đang là một trong các phong cách kiến trúc đang và đã được ứng dụng rộng rãi nhất trên thế giới, phản ánh rất rõ ràng sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của mọi người về môi trường sống và thiên nhiên. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của SGL để tìm hiểu xem kiến trúc sinh thái là gì và nó có những điểm khác biệt gì trong giới kiến trúc nhé!

Kiến trúc sinh thái là như thế nào?

Theo nhiều kiến trúc sư trên thế giới thì kiến trúc sinh thái hay còn gọi là kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững là yếu tố bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Sinh thái ở đây là sinh thái tự nhiên (đất đai, khí hậu, môi trường) và sinh thái nhân văn (con người, xã hội, văn hóa). Một công trình kiến trúc sinh thái là một thiết kế sử dụng tối ưu mọi yếu tố tự nhiên, cũng như năng lượng của không gian trong và ngoài công trình để chuyển hoá tuần hoàn trong một hệ thống nhất định với hiệu suất cao, tiêu hao ít năng lượng, cân bằng với hệ sinh thái và không làm ô nhiễm môi trường.

Kiến trúc sinh thái là như thế nào?
Kiến trúc sinh thái là như thế nào?

Đồng thời, kiến trúc sinh thái là kiểu kiến trúc mà trong toàn bộ quá trình thiết kế, xây dựng, sử dụng, loại bỏ đều phải tuân theo các nguyên tắc sinh thái: Thân thiện với môi trường thiên nhiên; Khai thác nguồn tài nguyên có thể tái sinh (năng lượng mặt trời, năng lượng gió…); Tạo môi trường sống trong lành mạnh mẽ; Kết nối với môi trường văn hoá của lịch sử và địa phương; Ứng dụng những kỹ thuật mới nhằm tiết kiệm năng lượng.

Kiến trúc sinh thái đã trải qua những giai đoạn nào?

Mỗi kiến trúc riêng biệt sẽ gắn liền với từng thời kỳ và có quá trình phát triển khác nhau, tất cả sẽ tạo nên điểm đặc trưng của từng kiểu kiến trúc. Kiến trúc sinh thái cũng vậy, sau đây là những giai đoạn phát triển của kiến trúc sinh thái:

Giai đoạn “Tư tưởng sinh thái giản dị”

Vào đầu thế kỷ 20, có nhiều quan niệm về kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái đã hình thành khi John Ruskin đã kêu gọi với mong muốn xây dựng một mô hình phát triển dựa trên sự cân bằng với các yếu tố tìm được trong tự nhiên; Ebeneezer Howard nỗ lực hài hoà sự phát triển giữa đô thị và nông thôn… và trong các công trình của các kiến trúc sư bậc thầy đã chứa đựng những triết lý sinh thái giản dị này:

Frank Lloyd Wright với tư tưởng về “Không gian gắn liền với thiên nhiên”. Ông coi kiến trúc là một thể hữu cơ có sinh mệnh kiến trúc và môi trường là một thể. Điều này được thể hiện rất sớm trong nguyên tắc thiết kế kiến trúc hữu cơ. Ông đề cao tính thiên nhiên, tính nguyên thuỷ, tính nhân văn, tính thẩm mỹ và tin rằng thiết kế là một quá trình biến đổi, kiến trúc trước sau tác động đến môi trường sống và sinh hoạt của người dùng.

Những giai đoạn phát triển của kiến trúc sinh thái
Những giai đoạn phát triển của kiến trúc sinh thái

Trong “Năm nguyên tắc thiết kế nhà ở” của Le Corbusier, ông thể hiện được hệ tư tưởng sinh thái như sau: tầng trệt để trống và khu vườn trên mái với ý nghĩa làm cho mặt đất thông thoáng để gia tăng cây xanh tạo thuận tiện cho việc tiếp xúc và gần gũi hơn với thiên nhiên.

Buckminster Fuller với tư tưởng về “Thiết kế tự bền vững”: Với mục đích cao nhất là tiết kiệm, ông đã sử dụng trí tuệ, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để cho ra thiết kế hoàn chỉnh nhất, tối ưu nhất trong điều kiện tài nguyên vật chất hạn chế, thực hiện nguyên tắc chi phí thấp, hiệu quả cao.

Giai đoạn “Chủ nghĩa khu vực sinh khí hậu”

Từ đầu thế kỷ XX các kiến trúc sư đã bắt đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa kiến trúc với khí hậu và giữa kiến trúc với khu vực đã thu được những kết luận đầu tiên như dùng ánh sáng mặt trời, khoảng thời gian nắng trong ngày, định vị kiến trúc… Với những hiểu biết sâu rộng về sinh học, người ta đã nhận thức được rằng: chỉ có con người với tính thích nghi cao mới có thể sống trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau trên trái đất. Chủ nghĩa khu vực sinh khí hậu lấy thỏa mãn cảm giác dễ chịu của môi trường như lạnh, khô, nóng, ẩm ướt làm điểm xuất phát cho thiết kế, nghiên cứu mối quan hệ giữa kiến trúc, khí hậu, khu vực và cảm giác sinh học của cơ thể con người.

Giai đoạn “Sinh thái học mức độ sâu” và “Kiến trúc sinh vật”

Sinh thái học mức độ sâu, kiến trúc sinh vật ra đời trong phong trào màu xanh được nhiều nhà sinh thái học, sinh vật học các nước phương tây tán thành với sự chuyển đổi từ quan niệm nhân bản đến quan niệm hài hoà giữa con người với môi trường.

Giai đoạn “Phong trào Gaia”

Phong trào Gaia coi trái đất và muôn loài là những thực thể với tất cả các đặc trưng, đặc điểm của sự tồn tại và sự bền vững, trong đó con người là một bộ phận cấu thành hữu cơ chứ không phải là kẻ thống trị thế giới tự nhiên. Kiến trúc Gaia là một không gian lành mạnh dễ chịu, con người và các loài vật sống trong sự hoà hợp. Hiến chương khu ở Gaia được phong trào Gaia đề ra trong đó có nguyên tắc thiết kế khu ở Gaia: Thiết kế cho sự bền vững và hài hòa của trái đất, vì sự cân bằng của tâm hồn và sự khỏe mạnh của thể chất.

Giai đoạn “ Tư tưởng phát triển bền vững”

Tư tưởng phát triển bền vững được phát triển bắt đầu từ năm 1990. Đến năm 1993, trong quyển: Nguyên tắc chỉ đạo thiết kế bền vững được Nhà xuất bản Công viên Quốc gia Mỹ ấn hành đã đề xuất “Quy định chi tiết thiết kế kiến trúc công trình bền vững” với những nội dung liên quan đến thiết kế kiến trúc sinh thái như sau:

Kiến trúc sinh thái luôn hướng đến sự bền vững
Kiến trúc sinh thái luôn hướng đến sự bền vững
  • Coi trọng sự hiểu biết có tính địa phương và tính khu vực đối với địa điểm thiết kế, tiếp tục truyền thống văn hoá của địa phương nơi thiết kế
  • Tăng cường ý thức của cộng đồng trong kỹ thuật xây dựng, kết hợp giữa công năng của vật liệu và lựa chọn các kỹ thuật đơn giản thích hợp.
  • Tạo nên ý thức sử dụng vật liệu xây dựng của địa phương có thể tuần hoàn tái tạo, không sử dụng vật liệu xây dựng có khả năng tiềm ẩn cao, tàn phá môi trường, sản sinh chất thải và mang tính độc hại, hạn chế sử dụng các vật liệu xây dựng cấu kiện cũ.
  • Nhằm vào điều kiện tự nhiên của địa phương, lựa chọn giải pháp năng lượng kiểu tổng hợp, sử dụng năng lượng có thể tái tạo.
  • Hoàn thiện linh hoạt khả năng sử dụng không gian kiến trúc nhằm giảm khối kiến trúc và tiết kiệm tài nguyên khi xây dựng cần ở mức thấp nhất.
  • Giảm thiểu sự tổn hại môi trường trong hoạt động xây dựng để không huỷ hoại môi trường, lãng phí tài nguyên và vật liệu xây dựng.

Vào giữa năm 1992, Hội nghị của Hiệp hội Kiến trúc sư quốc tế với chủ đề: Thiết kế cho tương lai bền vững đã chấp nhận những quy tắc thiết kế trên.

Xem thêm: Tổng hợp 11 công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất thế giới 2023

Những tiêu chí cần có của một công trình kiến trúc sinh thái

Sau đây là những tiêu chí mà một công trình kiến trúc sinh thái cần có để trở nên hoàn hảo nhất:

Giảm mức tiêu thụ năng lượng

  • Giảm tiêu thụ năng lượng bằng việc sử dụng các chất liệu cách nhiệt tối ưu. Sử dụng vật liệu cách nhiệt hiện đại như mái nhà xanh, không chỉ tạo tính thẩm mỹ cao mà còn cung cấp hiệu suất cách nhiệt tối ưu phần mái, nó cũng có thể được dùng để lọc và hấp thụ nước mưa.
  • Giảm thiểu tiêu thụ năng lượng bằng việc định hướng thiết kế căn nhà theo độ tiếp xúc ánh nắng mặt trời, vị trí, địa điểm, hướng…
  • Hấp thụ năng lượng tự nhiên bằng việc sử dụng hệ thống thông gió và làm mát tự nhiên.
  • Sản xuất năng lượng thay thế bằng năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió.

Giảm thiểu chất thải

Một phần quan trọng khác của Kiến trúc sinh thái là giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế chất thải. Điều này được thực hiện bằng việc tận dụng nước mưa (để tưới cây hoặc dùng làm nước thải), sử dụng hệ thống xử lý nước thải hoặc sử dụng làm phân hữu cơ.

Những tiêu chí cần có của một công trình kiến trúc sinh thái
Những tiêu chí cần có của một công trình kiến trúc sinh thái

Sử dụng những nguyên vật liệu thân thiện môi trường

  • Sử dụng những loại vật liệu cách nhiệt phù hợp có thể làm giảm tổn thất điện năng một cách dễ dàng và ít tốn kém. Do đó, nhu cầu điện năng cho hệ thống sưởi và điều hoà không khí cũng giảm theo. Điều quan trọng là cần bảo đảm môi trường thoáng khí.
  • Sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường, hạn chế các vật liệu có chứa nhiều hoá chất độc hại. Việc sử dụng những vật liệu thiên nhiên từ gỗ hoặc các sản phẩm có nguồn gốc thực vật như: rơm, cây gai dầu, tre, trúc…; Vật liệu cách nhiệt như: sợi vải lanh hoặc các loại len làm từ thực vật. Vừa tạo nên một kết cấu bền vững vừa tạo ra một không gian sống thân thiện, trong lành và mang tính thẩm mỹ cao.
  • Hơn nữa, các vật liệu tự nhiên còn cung cấp hiệu suất cách nhiệt cao, giảm cầu nhiệt (thermal bridges) với chi phí thấp, hỗ trợ tiết kiệm năng lượng dài hạn và có thể điều hoà không khí một cách dễ dàng.

Hướng và hình dáng của căn nhà

Việc bố trí căn nhà phải phù hợp tùy thuộc vào địa hình, khí hậu, hướng nắng và gió để tối ưu hóa nguồn năng lượng tự nhiên vào nhà và giảm thất thoát năng lượng.

Tổng bề mặt tiếp xúc với bên ngoài là một yếu tố làm mất năng lượng. Một ngôi nhà có bề mặt bên ngoài rộng sẽ mất nhiều nhiệt (hoặc tăng nhiệt trong điều kiện khí hậu ấm). Do đó, việc thiết kế ngôi nhà cần ưu tiên hình thức nhỏ nhắn, gọn gàng nhằm gia tăng tỷ lệ giữa thể tích của khu vực bên trong và bề mặt tiếp xúc bên ngoài.

TOP những công trình kiến trúc sinh thái nổi tiếng tại Việt Nam

Kiến trúc sinh thái – kiến trúc xanh ra đời và được nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng mạnh mẽ và trong số đó có Việt Nam. Hãy cùng SGL điểm qua một số công trình kiến trúc sinh thái nổi bật nhé!

Công trình Nhà Thiếu Nhi tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Nhà thiếu nhi TP. HCM được thiết kế dựa trên 3 hình tượng: mầm non của cây, tổ chim và cánh diều bay. Những ý tưởng này chủ yếu nhằm vào nhóm tuổi thiếu nhi. Với mong muốn gửi gắm thông điệp gieo mầm xanh và nuôi dưỡng ước mơ.

Công trình kiến trúc có màu trắng thuần khiết thể hiện được sự trong sáng, ngây thơ của lứa tuổi thiếu nhi.
Công trình kiến trúc có màu trắng thuần khiết thể hiện được sự trong sáng, ngây thơ của lứa tuổi thiếu nhi.
Thiết kế bằng giải pháp đón gió tự nhiên tạo sự thông thoáng cho tòa nhà, vừa tạo được những mảng xanh nổi bật trong công trình kiến trúc.
Thiết kế bằng giải pháp đón gió tự nhiên tạo sự thông thoáng cho tòa nhà, vừa tạo được những mảng xanh nổi bật trong công trình kiến trúc.

Công trình kiến trúc xanh này mang đến cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi và thân thiện. Được thiết kế đặc biệt với giải pháp đón gió tự nhiên và tạo những vùng xanh trong không gian. Điều này giúp tạo cảm giác thoáng mát cho các bạn nhỏ và mang đến những luồng khí trong lành.

Với diện tích 10.000 m2 và hơn 500 chỗ ngồi nơi đây sẽ là địa điểm để các em nhỏ thỏa sức vui chơi giải trí. Nhà thiếu nhi TP. HCM được đánh giá là một công trình với phong cách kiến trúc xanh độc đáo.

“House For Trees” tại Hà Nội

Sự kết hợp hoàn hảo của kiến trúc sinh thái cùng phong cách hiện đại đã tạo ra một “House for trees” xuất sắc. Công trình đã vượt qua hàng trăm đối thủ và đạt giải Nhà ở tại Festival Kiến trúc Thế giới 2014. Đây được coi là một trong số ít những công trình danh giá của ngành thiết kế nội thất.

Những mảng xanh độc đáo ở trên nóc nhà và sự kết hợp từ vật liệu bê tông cốt thép pha tre.
Những mảng xanh độc đáo ở trên nóc nhà và sự kết hợp từ vật liệu bê tông cốt thép pha tre.
Thiết kế khác biệt, độc đáo mang đến một không gian sống hòa hợp với thiên nhiên, tạo cảm giác thư thái.
Thiết kế khác biệt, độc đáo mang đến một không gian sống hòa hợp với thiên nhiên, tạo cảm giác thư thái.

Với phong cách kiến trúc thân thiện với thiên nhiên, đây là công trình độc đáo đầu tiên tại Việt Nam. Nó được xây toàn bộ bằng bê tông cốt thép pha tre. Không gian bên trong và trên nóc nhà được bao phủ toàn bộ bởi cây xanh.

Nhằm thay thế cho những bức tường bê tông sẽ đem đến không khí trong lành hơn. Đồng thời, nó cũng làm giảm đáng kể việc tiêu thụ năng lượng bên trong căn nhà.

“Betania” – Cư xá sinh viên tại Huế

Cư xá sinh viên Betania là một công trình đạt giải thiết kế xanh toàn cầu của năm 2018. Được thiết kế và thi công vô cùng đơn giản chỉ với bê tông và gạch được sơn màu. Công trình mang đến một cấu trúc thân thiện và tối giản.

Thiết kế đề cao sự tối giản nhưng không tầm thường.
Thiết kế đề cao sự tối giản nhưng không tầm thường.
Bên trong khuôn viên cư xá có hồ và nước mưa từ mái sẽ được đổ về đây giúp làm dịu mát không khi trong cư xá. Khoảng không gian chung được trồng cây để tạo bầu không khí trong lành.
Bên trong khuôn viên cư xá có hồ và nước mưa từ mái sẽ được đổ về đây giúp làm dịu mát không khi trong cư xá. Khoảng không gian chung được trồng cây để tạo bầu không khí trong lành.

Hệ thống mái nhà chính là điểm nổi bật nhất của công trình này. Vào mùa hè, nước chảy trên mái nhà sẽ tập hợp lại rồi chảy xuống qua hệ thống đường ống được lắp sẵn. Khi chảy xuống dưới, nước sẽ được tập trung tại hồ chứa hoặc những bồn nước được đặt trong sân cư xá.

Việc sử dụng nước này còn được phục vụ cho nhiều mục đích khác. Đồng thời nó sẽ làm mát không gian của cư xá và giảm bớt cái nắng nóng gay gắt của xứ Huế. Bên trong cư xá sẽ được trồng cây nhằm tạo ra bầu không khí trong lành phục vụ sinh viên học tập.

“Tổ hợp Nhà Tre” tại Vĩnh Phúc

Tổ hợp Nhà Tre tại Vĩnh Phúc là công trình kiến trúc tiêu biểu đạt huy chương vàng ở hạng mục công trình nghỉ mát năm 2014. Bên cạnh đó, nó cũng được Hội kiến trúc sư châu Á trao tặng giải “Công trình của năm”.

Công trình kiến trúc sinh thái này tọa lạc tại khu nghỉ dưỡng ở Vĩnh Phúc, cách thành phố thủ đô 50 km. Tổ hợp Nhà Tre gồm có nhà hàng Bamboo Wings và trung tâm hội nghị Đại Lải.

Vật liệu chính tạo nên công trình độc đáo này được làm từ tre. Với thiết kế độc đáo, công trình này đã đạt giải "Công trình của năm" vào năm 2014
Vật liệu chính tạo nên công trình độc đáo này được làm từ tre. Với thiết kế độc đáo, công trình này đã đạt giải “Công trình của năm” vào năm 2014
Những công trình được KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế đều được kết nối mật thiết với thiên nhiên.
Những công trình được KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế đều được kết nối mật thiết với thiên nhiên.

Vào năm 2009, nhà hàng Bamboo Wings được khởi công xây dựng. Nơi đây chuyên phục vụ ẩm thực cho khách và tổ chức những sự kiện lớn. Trung tâm hội nghị Đại Lải được thiết kế và xây dựng sau ba năm. Cả hai công trình đều được kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa và cộng sự của ông nghiên cứu và xây dựng thiết kế.

Công trình nhà ở “Binh House” tại Thành phố Hồ Chí Minh

“Binh House” là công trình nhà ở thuộc chuỗi dự án nhà cho cây do KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế. Điểm nổi bật của ngôi nhà nằm ở những vườn cây đan xen nhau giữa các không gian trong nhà. Ý tưởng này vừa giúp cải thiện khí hậu xung quanh nhà, vừa tạo cảm giác thoáng đãng, rộng rãi. Đồng thời, với không gian này, các thành viên trong gia đình dễ dàng tăng mức độ tương tác với nhau hơn.

Trên mái được thiết kế những khoản vườn xen kẽ nhau, vừa thích hợp trồng cây bóng mát giúp giảm nhiệt cho căn nhà, vừa có thể trồng rau phục vụ những bữa ăn lành mạnh, an toàn cho gia đình.

Từ xa nhìn vào sẽ thấy những ô vườn xanh mát từ căn nhà. Những khoảng ô này còn có công năng thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên vào nhà, giúp căn nhà thông thoáng và sáng hơn.
Từ xa nhìn vào sẽ thấy những ô vườn xanh mát từ căn nhà. Những khoảng ô này còn có công năng thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên vào nhà, giúp căn nhà thông thoáng và sáng hơn.
Những vườn cây được bố trí đan xen nhau tạo mảng xanh và mang đến nguồn không khí trong lành cho căn nhà
Những vườn cây được bố trí đan xen nhau tạo mảng xanh và mang đến nguồn không khí trong lành cho căn nhà

Công trình được thiết kế và xây dựng kiến cố với những vật liệu như: Bê tông, gỗ, đá tự nhiên, đồng thời kết hợp với giải pháp vi khí hậu hỗ trợ tăng cường thông gió và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên vào nhà.

Đây là một công trình không chỉ đáp ứng giá trị về mặt công năng, thẩm mỹ, mà còn là phương tiện, không gian giúp kết nối giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên.

Nhà hiệu bộ trường Đại học FPT tại Hà Nội

Công trình là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan môi trường xung quanh và đóng góp về mặt thẩm mỹ cho đô thị. Trên mặt bằng tổng thể, công trình được xây dựng nằm ở vị trí lối đi của cả khu có vai trò như cổng chào, sân vườn tiểu cảnh được bố trí hợp lý xung quanh khu đất và công trình, luồng giao thông phân chia hài hoà và thuận lợi.

Có thiết kế dạng hình khối cực kỳ đặc biệt, mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho cảnh quan môi trường.
Có thiết kế dạng hình khối cực kỳ đặc biệt, mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho cảnh quan môi trường.

Hình khối kiến trúc của công trình là dạng kết cấu khối hiện đại với chiều cao 7 tầng. Sảnh đón nằm ở cả hai phía của tòa nhà đáp ứng yêu cầu sử dụng linh hoạt.

Bên cạnh giá trị thẩm mỹ kiến trúc cao, công trình đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về công năng và diện tích sử dụng để đáp ứng yêu cầu sử dụng trong tương lai nhằm sử dụng tối ưu nhất hiệu quả đất đai dựa trên những tiêu chuẩn xây dựng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về kiến trúc sinh thái và những công trình kiến trúc sinh thái nổi bật tại Việt Nam do SGL tìm hiểu và sưu tầm được. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về những thông tin trong bài viết trên hoặc về những vấn đề về thiết kế kiến trúc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc kịp thời.

Mời bạn đọc thêm: Kiến trúc tương lai là gì? Xu hướng 2023, công trình nổi bật nhất

Ban biên tập: SGL Vietnam

Ảnh: Tham khảo Internet

Trần Triệu Vỹ
Trần Triệu Vỹ

Tôi tin rằng không gian cảnh quan không chỉ là nơi, nó là cách bạn trải nghiệm cuộc sống. Sứ mệnh của tôi là mang đến cho khách hàng những không gian sống nên thơ, yên bình và thanh lịch, qua phong cách thiết kế tinh tế và đầy triết lý Nhật.

Kết nối hoặc Xem chi tiết về tôi

0933 606 119

Gọi ngay HOTLINE để được hỗ trợ tốt nhất
Hoặc click nút bên dưới để gửi yêu cầu