Kiến trúc Hy Lạp và những công trình để đời cho nhân loại

Kiến trúc Hy Lạp và những công trình để đời cho nhân loại

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on reddit
Share on email

Hy Lạp là một trong những trụ cột của nền văn minh nhân loại. Nền văn minh đó được thể hiện rõ nét qua dấu ấn từ những công trình kiến trúc Hy Lạp cổ. Có một khởi nguồn và đạt được nhiều thành tựu huy hoàng. Đến nay, kiến trúc Hy Lạp vẫn được tôn vinh và có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về loại hình kiến trúc Hy Lạp cổ qua bài viết của SGL – Saigon Landscape nhé!

Tổng quan về kiến trúc Hy Lạp cổ

Kiến trúc Hy Lạp cổ ở những giai đoạn cực thịnh đã có ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Dư âm của phong cách kiến trúc này thậm chí đến ngày nay vẫn còn tồn tại.

Lịch sử hình thành và phát triển

Trong nhiều tài liệu chính thức, kiến trúc Hy Lạp cổ xuất hiện rất sớm, từ năm 900 TCN. Bên cạnh địa bàn lãnh thổ của quốc gia này, kiến trúc Hy Lạp còn được phát hiện ở những thuộc địa khác.

Nền văn hóa kiến trúc này đã phát triển mạnh mẽ cho đến thế kỷ thứ I SCN. Những kiệt tác theo lối kiến trúc Hy Lạp cổ đại đến nay đã có tuổi thọ hơn 600 năm TCN.

Tổng quan về kiến trúc Hy Lạp cổĐền thờ là một trong những loại hình kiến trúc Hy Lạp cổ đại tiêu biểu nhất. Các công trình đền thờ nằm rải rác khắp lãnh thổ của Hy Lạp. Hiện nay, các công trình đã nhuốm màu thời gian, song dường như vẫn còn nguyên vẹn.

Bên cạnh đền thờ là rạp hát ngoài trời. Loại hình kiến trúc này xuất hiện đầu tiên ở mốc năm 350 TCN. Sau đó là loại hình kiến trúc lăng tẩm, cung điện, nhà họp hội đồng, cổng ra vào, dãy cột, hàng lang, sân vận động và đài tưởng niệm.

Đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp

Lịch sử ghi chép rằng, các công trình kiến trúc Hy Lạp cổ thường được tôn tạo theo dạng quần thể. Thường là những đền đài, thánh địa toạ lạc ở những khu đồi cao. Thi thoảng cũng có thể là quảng trường, công trình phổ thông khác. Song, đặc trưng của kiến trúc cổ Hy Lạp thường biểu thị rõ ràng nhất ở những công trình đền đài.

Những ngôi đền thường được xây dựng các cột trụ bao quanh bên ngoài. Người ta sẽ dựa vào yếu tố hình dáng, số lượng các cột này để phân loại đền đại. Dưới đây là những đền đài thông dụng kèm đặc trưng tiêu biểu:

  • Kiểu dáng chữ nhật: Đây là loại đền đài phổ thông nhất. Chúng được bố trí cửa vào với hai cột chính.
  • Kiểu dáng chữ nhật kết hợp tường: Tương tự như loại trên nhưng có thêm tường để chịu lực. Bên cạnh đó, được bố trí thêm các cột bao quanh nhằm nâng đỡ mái.
  • Kiểu dáng chữ nhật kết hợp cột mặt trước: Loại này vẫn là dạng chữ nhật, tuy nhiên mặt trước của lối vào sẽ được bố trí 4 cột.
  • Kiểu dáng chữ nhất kết hợp cột hai đầu: Giống với kiểu trên, song được bố trí 4 cột sau và 4 cột trước.
  • Kiểu dáng cột bao quanh vòng ngoài: Với kiểu dáng này, đền đài được bao quanh bởi các cột trụ bên ngoài tạo thành hình chữ nhật cổ điển.
  • Kiểu dáng cột ở hiên hai đầu: Điểm khác biệt ở dạng đền này là được xây dựng thêm 2 cột cạnh ngắn phía sau.
  • Kiểu dáng hình tròn: Đền đài được bố trí nhiều cột vòng ngoài theo hình tròn, khoảng cách đều nhau.
  • Kiểu dáng bao quanh hình chữ nhật là hai hàng cột.

Thức cột trong kiến trúc Hy Lạp

Dựa vào những đặc trưng tiêu biểu của đền đài Hy Lạp cổ. Có thể thấy, cột trù là một trong những yếu tố không thể thiếu, chúng gắn liền với kiến trúc Hy Lạp. Cột trụ với vai trò nâng đỡ công trình, mái… Đồng thời, tôn lên được tính thẩm mỹ riêng biệt của công trình đó.

Trong kiến trúc Hy Lạp cổ, có 3 thức cột cơ bản được áp dụng trong những công trình. Đó là:

Thức cột Doric

Thức cột Doric là thức cột đầu tiên và có bề dày lịch sử dài nhất do người Hy Lạp cổ đại phát minh. Do vậy, loại thức cột này khá đơn giản. Chúng không có đế mà được xây dựng trực tiếp trên nền một mặt phẳng.

thứ cột doric

Thức cột Doric nâng đỡ toàn bộ tải trọng bên trên. Thân của chúng gồm 20 đường rãnh được bố trí song song với nhau. Đầu của thức cột thường to hơn phần thân của chúng.

Đây là loại thức cột được đánh giá rất cao về mức độ chịu lực. Thức cột Doric là biểu tượng sức mạnh của người đàn ông.

Thức cột Ionic

Trong kiến trúc Hy Lạp cổ, loại thức cột này được biểu thị khá uyển chuyển và mềm mại. Gồm 24 đường rãnh song song ở thân cột.

Thứ cột Ionic

Điểm đặc trưng của thức cột Ionic là đầu cột được gắn 2 vòng xoắn ốc. Những họa tiết vô cùng sinh động với các chi tiết xen kẽ, chìm nổi khác nhau. Trái ngược với hình tượng mạnh mẽ của thức cột Doric, thức cột Ionic là biểu tượng của người phụ nữ dịu dàng.

Thức cột Corinthian

Đây là loại thức cột ra đời sau cùng. Cũng nhờ đó mà chúng có thể kế thừa những ưu điểm, tinh hoa của các thức cột trước.

Thức cột Corinthian

Điểm nhấn của thức cột Corinthian là phần đầu cột được chạm trổ một cách khéo léo, tỉ mỉ tựa như một lẵng hoa đồ sộ.

Tìm hiểu thêm: Kiến trúc Địa Trung Hải là gì? Đặc trưng và mẫu thiết kế đẹp

So sánh kiến trúc Hy Lạp và La Mã

Đều là hai nền văn minh cổ đại rất lớn của nhân loại. Do đó, kiến trúc La Mã và kiến trúc Hy Lạp thường được đặt gần nhau để so sánh. Mặc dù vậy, rất khó để chỉ ra những sự khác biệt giữa hai phong cách kiến trúc này.

Trên thực tế, kiến trúc Hy Lạp có lịch sử hình thành sớm hơn kiến trúc La Mã. Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai nền kiến trúc này:

Tiêu chí Kiến trúc Hy Lạp Kiến trúc La Mã
Phong cách Tập trung vào tính nghệ thuật và có sự giao thoa cân đối giữa cấu trúc và các yếu tố trang trí Tập trung vào quy mô, quy mô càng lớn càng nhấn mạnh được sức mạnh và sự trường tồn theo thời gian.
Thức cột 3 thức cột chính là Ionic, Doric và Corinth Giữ nguyên 3 thức cột của kiến trúc Hy Lạp và bổ sung 2 loại mới đó là thức cột Toscan và Composite.
Không gian Không gian có điểm nhấn riêng nhưng chưa thực sự ấn tượng như La Mã. Quy mô của các công trình kiến trúc thường rất lớn, kỹ thuật xây dựng cao. Nhờ đó mà thỏa mãn được những nhu cầu hiện đại.

10 kiệt tác kiến trúc Hy Lạp để đời cho nhân loại

Nền văn minh nhân loại đã trải qua hàng nghìn năm nhưng những gì mà kiến trúc Hy Lạp cổ để lại vẫn còn vẹn nguyên. Đó là những giá trị huy hoàng về cả khía cạnh vô hình và hữu hình. Nhìn vào những kiệt tác sau đây, bạn sẽ thấy được một giai đoạn lịch sử vô cùng vĩ đại. Không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ lúc bấy giờ mà còn để lại dấu ấn sâu đậm cho đến ngày nay.

Tòa thành Acropolis ở Athens

Đây là một trong những tòa thành phòng thủ trứ danh thế giới. Acropolis tọa lạc trên độ cao hơn 150 mét so với mặt nước biển.

Tòa thành Acropolis ở Athens

Cái tên Acropolis ở đây mang hàm nghĩa về một thành phố trên cao (theo ngôn ngữ Hy Lạp). Acropolis được gìn giữ và bảo tồn như một kiệt tác lớn của nền văn minh Hy Lạp nói chung, kiến trúc Hy Lạp nói riêng.

Đền thờ thần Zeus

Ngôi đền thờ vị thần Zeus nằm ở trung tâm Athens, ngay dưới chân đồi Acropolis và đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Đền thờ thần Zeus

Công trình này có tổng cộng 104 cột trụ làm từ chất liệu đá cẩm thạch. Một cột trụ có chiều cao trung bình khoảng 17 thước. Ngôi đền đã bị chiến tranh và những trận động đất phá hủy. Cho đến nay, tàn dư của công trình vĩ đại này chỉ còn là một vài cột trụ.

Đền thờ thần Apollo Epicurius

Đây là ngôi đền cổ tọa lạc ở Bassae và được tôn tạo vào giữa thế kỷ 5 TCN. Mặc dù đền thờ thần Apollo Epicurius nằm cách xa những trung tâm quan trọng của Hy Lạp cổ. Thế nhưng, chúng là ngôi đền được thực hiện nhiều nghiên cứu nhất bởi mang phong cách kiến trúc rất đặc trưng.

Đền thờ thần Apollo Epicurius

Điểm kỳ lạ ở kiến trúc ngôi đền này là sự kết hợp giữa ba thức cột Ionic, Doric và Corinth.

Đền thờ thần Athena ở Delphi

Đền thờ Athena ở Delphi là một công trình mang tầm vóc “thánh địa” của quốc gia Hy Lạp cổ. Công trình được xây dựng vào khoảng thế kỷ 7 TCN.

Đền thờ thần Athena ở Delphi

Đền thờ Athena được xây dựng với quy mô lớn, mang đặc trưng của thức cột Doric. Tầm vóc lớn lao và giá trị thẩm mỹ của ngôi đền này giúp chúng luôn được nhắc đến ở mọi tài liệu liên quan đến Hy Lạp cổ đại.

Thành cổ Acropolis

Thành cổ Acropolis là một trong những điểm dừng chân của hầu hết các du khách hiện đại khi du hành đến Hy Lạp cổ xưa. Thành cổ Acropolis được xây dựng ở thành phố Athens – trung tâm của nền văn minh cổ đại. Công trình Acropolis với phong cách rêu phong, cổ kính sẽ khiến tất cả những ai nhìn thấy chúng phải choáng ngợp.

Đền thờ thần Poseidon

Đền thờ Poseidon tọa lạc trên Arisa – một kỳ quan thung lũng rộng lớn. Công trình được xây dựng chủ yếu bằng đá cẩm thạch. Ban đầu, đền thờ Poseidon chỉ được bố trí 42 cột trụ làm từ đá cẩm thạch. Giờ đây, chúng chỉ còn 16 cột có thể trụ vững sau chừng đó thời gian bị tác động bởi thiên tai và chiến tranh.

Đền thờ thần Poseidon

Mặc dù vậy, đặc trưng của kiến trúc cột thức Doric với những đường nét mạnh mẽ và tinh xảo vẫn còn hiện hữu cho đến ngày nay.

Nhà hát lớn Ephesus

Đây là nhà hát nằm ở thành phố Ephesus – một trung tâm hàng đầu Hy Lạp cổ. Ngày nay, công trình này hiện đang thuộc lãnh thổ của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhà hát lớn Ephesus

Một trong những điểm nổi bật của nhà hát Ephesus là kiểu dáng hình bán nguyệt của chúng. Cho đến nay, sự độc đáo này vẫn được duy trì, những hoạt động văn hóa giúp thu hút lượng du khách từ mọi nơi tìm về.

Đền Erechtheion ở Acropolis

Ngôi đền này được xây dựng ở phía Bắc Acropolis vào khoảng những năm 421 – 406 TCN. Đền Erechtheion là không gian thờ cúng linh thiêng của hai thần Athena và Poseidon.

Công trình áp dụng kiến trúc thức cột Ionic làm từ chất liệu đá cẩm thạch với 4 khoan bố trí dưới thảm đất. Bạn chắc chắn sẽ không khỏi choáng ngợp và cảm thấy nhỏ bé trước sự hùng vĩ của công trình này.

Nhà hát giảng đường Epidaurus

Epidaurus là công trình chứa nhiều bí mật cổ đại của đất nước Hy Lạp. Nhà hát này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 4 TCN dưới óc sáng tạo tuyệt vời của kiến trúc sư Polykleitos.

Toàn nhà hát có khoảng 55 hàng ghế được bố trí theo kiểu dáng bán nguyệt với bán kính khoáng 120 mét. Nhà hát có sức chứa lên đến 14.000 người.

Nhà hát cổ ở Segesta

Segesta là công trình kiến trúc Hy Lạp cổ. Nhưng đến tận ngày nay, nó vẫn được xướng tên như một nhà hát hoàn hảo nhất theo lối kiến trúc này.

Nhà hát cổ ở Segesta

Công trình được xây dựng trên một vị trí cao của ngọn đồi thuộc thành phố cổ Segesta. Ngôi đền đã được tôn tạo, giữ gìn và bảo tồn cực kỳ cẩn thận. Chúng được tạo theo phong cách thức cột Doric với tổng cộng 36 cột vẫn còn trụ vững cho đến hiện nay.

Dấu ấn của kiến trúc Hy Lạp trong những công trình ngày nay

Đã có rất nhiều kiệt tác trên thế giới mượn cảm hứng từ phong cách kiến trúc cổ xưa này. Và thường được gọi chung với tên gọi “tân cổ điển”. Trong nhiều công trình được thiết kế theo phong cách Hy Lạp cổ thường mang những nét đặc trưng như:

Dấu ấn của kiến trúc Hy Lạp trong những công trình ngày nay

Trang trí chú trọng vào lịch sử, quá khứ

Nhiều tranh ảnh cổ đại như tranh điêu khắc các vị thần Hy Lạp, tàu gỗ, các công trình xưa… được đưa vào làm trang trí. Hãy những hộc, cột và vữa có thể được áp dụng nhằm tạo nên một không gian màu sắc sinh động.

Các công trình mang đậm kiến trúc Hy Lạp thường đề cao yếu tố tự nhiên trong trang trí. Tiêu biểu như cây cảnh, bình hoa…

Nội thất

Nội thất mang dấu ấn kiến trúc Hy Lạp thường sử dụng những gam màu nhẹ nhàng như xanh, trắng, be, oliu, cát. Bên cạnh đó, những mặt phẳng thường được dùng một màu đơn sắc mà không kết hợp với những màu khác.

Lò sưởi thường có mặt trong những phòng khách mang dấu ấn kiến trúc Hy Lạp cổ. Sàn nhà lát bằng gạch, đá đơn sắc hoặc có hoa văn đơn giản. Đồng thời, trần nhà thường chỉ có màu trắng mà không tô điểm thêm bất kỳ chi tiết nào.

Nội thất theo phong cách Hy Lạp cổ thường dùng những vật liệu hiện đại. Đảm bảo được sự hài hòa và cân đối trong căn phòng, không gây quá tải và rối mắt.

Màu sắc

Không gian trong những công trình Hy Lạp thường được bố trí các cột polyurethane trắng với vỏ sơn màu sữa hoặc trắng ngà trên cùng. Các cạnh cũng được phủ nhẹ sơn và thêm những viên đá cẩm thạch, đá tự nhiên nhằm làm điểm nhấn.

Sân vườn

Cuối cùng, các công trình theo kiến trúc Hy Lạp thường có sân vườn với những bức tường nứt tự nhiên, được sơn màu sáng. Xen kẽ là những cây cảnh, cây hoa được bố trí ngẫu hứng.

Trên đây là chia sẻ của SGL – Saigon Landscape giúp quý bạn hiểu rõ hơn về kiến trúc Hy Lạp cổ. Hãy thường xuyên truy cập vào trang web của chúng tôi để theo dõi nhiều tin tức thú vị về lĩnh vực kiến trúc.

Mời xem tiếp: TOP 20+ vườn hoa đẹp nhất Việt Nam và trên Thế giới

Nguồn ảnh: Sưu tầm trên Internet

Ban biên tập: SGL – Saigon Landscape

Trần Triệu Vỹ
Trần Triệu Vỹ

Xin chào, tôi là Founder & CEO SGL - SaiGon Landscape. Công ty thiết kế, thi công kiến trúc, cảnh quan, sân vườn chuyên nghiệp. Hiện nay tôi còn dành thời gian chia sẻ đam mê, kinh nghiệm và kiến thức của bản thân về kiến trúc nội thất đến cảnh quan sân vườn Kết nối hoặc Xem chi tiết về tôi

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NỘI DUNG CHÍNH

096 9797 619

Gọi ngay HOTLINE để được hỗ trợ tốt nhất
Hoặc click nút bên dưới để gửi yêu cầu