Kiến trúc Đông Dương: Thông tin chi tiết, mẫu thiết kế mới nhất

Kiến trúc Đông Dương: Thông tin chi tiết, mẫu thiết kế mới nhất

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on reddit
Share on email

Kiến trúc Đông Dương (Indochine Style) là sự kết hợp hoàn hảo đầy tinh tế giữa sự lãng mạn, hiện đại của kiến trúc Pháp và nét đẹp hoài cổ truyền thống Á Đông. Cùng SGL – Saigon Landscape tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về phong cách kiến trúc Indochine trong bài viết bên dưới.

Giải thích kiến trúc Đông Dương là gì?

Đông Dương là một địa danh, được gọi với cái tên là bán đảo Đông Dương. Tên gọi quốc tế của Đông Dương là Indochina (theo tiếng Pháp) vì bán đảo nằm ở vị trí gần với nước Ấn Độ (Indo) và nước Trung Quốc (China). Đồng thời, nền văn hóa của các nước Đông Dương cũng chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm bị đô hộ.

Kiến trúc Đông Dương (Indochine Style) là phong cách thiết kế được người Pháp ứng dụng lối kiến trúc Pháp vào các công trình kiến trúc ở những nước Đông Dương trong thời kỳ Pháp thuộc. Cũng chính vì thế mà phong cách Indochine được đánh giá là điểm giao thoa giữa hai nền văn hóa Á Âu.

Kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp giữa hai nền vắn hóa Á Âu.
Kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp giữa hai nền vắn hóa Á Âu.

Kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam mang nét cổ kính, lôi cuốn của kiến trúc Pháp kết hợp hài hòa với nét đẹp văn hóa, truyền thống của con người Việt. Điểm chạm giữa 2 nền văn hóa tồn tại trong kiến trúc Indochine giúp tạo điểm nhấn riêng, đủ sự hoài cổ, mộc mạc và sang trọng, hiện đại.

Lịch sử, nguồn gốc phát triển của Indochine Style

Các kiến ​​trúc sư Pháp đã tạo nên phong cách kiến ​​trúc Đông Dương. Kiến trúc này cũng dần được được du nhập từ Pháp sang Việt Nam. Sau một thời gian phát triển, người Việt đã nhận ra một số công trình kiến ​​trúc của Pháp thiết kế có một số điểm hạn chế như vật liệu xây dựng không phù hợp với văn hóa, lối sống cũng như khí hậu của người Việt. Vì những sự không phù hợp đó đã tạo nền tảng cho sự phát triển ngày một vượt bật của kiến ​​trúc Đông Dương.

Vào những năm 30 – 40 của thế kỷ XX, đế chế Pháp tại Việt Nam đang bắt đầu có sự ảnh hưởng suy giảm. Vì để lấy được sự ủng hộ và niềm tin của người dân, một số kiến trúc sư Pháp đã trở lại theo học ở trường Mỹ Thuật Đông Dương để giảng dạy và đưa ra những phương án, ý tưởng thiết kế sáng tạo mang tính chất đặc trưng của văn hóa Việt Nam.

Kiến trúc sư Ernest Hébrard, người Pháp, là giáo sư của Trường Mỹ thuật Đông Dương và là cán bộ cấp cao do chính phủ Pháp gửi đến Việt Nam để nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc 3 nước Đông Dương. Đây được xem là một trong những người có ảnh hưởng nhất đối với sự ra đời của kiến ​​trúc ở Đông Dương. Ernest Hébrard gọi đây là phong cách Đông Dương và kiến trúc sư cũng đã giành được những giải thưởng danh giá từ đây.

Kiến trúc sư Ernest Hébrard, người Pháp là người đã mang chất Pháp việt Nam.
Kiến trúc sư Ernest Hébrard, người Pháp là người đã mang chất Pháp việt Nam.

Không thể không khẳng định kiến ​​trúc phong cách Đông Dương là hình thức cải tiến, phát triển có sự hài hòa của Á – Âu, không chỉ bao gồm các đặc điểm kiến ​​trúc của ba nước ở Đông Dương là Việt Nam, Campuchia và Lào mà còn chứa đựng rất nhiều chi tiết của kiến ​​trúc Trung Quốc. Hébrard đã sử dụng phong cách Đông Dương hết sức linh hoạt và sáng tạo tạo nên nhiều công trình có giá trị cao nghệ thuật kiến trúc thế giới.

Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội ở Việt Nam là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu theo phong cách Đông Dương do kiến trúc sư Ernest Hébrard sáng tạo. Tính đến nay, công trình này vẫn còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp với những đường nét pha trộn từ nhiều nước khác nhau.

Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc khác như Khách sạn Metropole Hà Nội, Nhà hát Lớn Hà Nội… cũng được thiết kế lúc đương thời. Các tác phẩm kiến trúc này là đặc trưng tiêu biểu của phong cách kiến trúc Đông Dương nổi bật giữa đa dạng các kiến trúc lúc bấy giờ.

Phong cách Đông Dương là phong cách đã có từ rất lâu, chính vì vậy mà nó đã gắn liền với bản sắc văn hoá Việt Nam. Cũng chính vì điều này mà phong cách kiến trúc này hiện nay vẫn còn được rất được ưa thích và dùng rộng rãi trong kiến ​​trúc xây dựng, đặc biệt là trang trí nội thất nhà cao tầng.

Đặc điểm chi tiết của kiến trúc Đông Dương

Kiến trúc phong cách Đông Dương là sự pha trộn tinh tế giữa những nét độc đáo của nền văn hoá Việt với kiến trúc lãng mạn Pháp. Kiến trúc không những mang đến sự hiện đại của kiến trúc Pháp mà còn tồn tại vẻ đẹp tiềm ẩn của kiến trúc Việt. Những giá trị cổ điển và đương đại của Pháp kết hợp với văn hoá Việt tạo ra cá công trình kiến trúc đẹp và giá trị. Dần dần, kiến trúc Đông Dương đã trở thành lối kiến trúc hiện đại của Việt với nhiều đặc điểm khác nhau:

Về kỹ thuật, vật liệu thi công xây dựng

Với phong cách thiết kế Đông Dương, kỹ thuật và vật liệu được áp dụng chủ yếu là các kỹ thuật của người Châu Âu với những vật liệu mới nhất như hệ thống khung bê tông cốt thép có khả năng chịu lực, sứ sành nhiều màu, kết cấu khung thép tiền chế, gạch ốp lát, ngói ardoise…

Phương tiện kỹ thuật trong thi công xây dựng cũng đã được cải tiến khá nhiều so với trước với cổng sắt uốn, đèn điện, cột lôi thu…

Về kỹ thuật, vật liệu thi công xây dựng
Về kỹ thuật, vật liệu thi công xây dựng

Về các giải pháp trong kiến trúc

Kiến trúc Đông Dương cũng được sử dụng những giải pháp cách nhiệt, thông thoáng để đảm bảo phù hợp nhất với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam như bố trí thêm nhiều dãy hành lang và giàn pergola rộng chạy dọc theo kiến trúc công trình.

Dàn pergola chạy dọc cả công trình giúp lấy ánh sáng tốt và tạo đặc điểm khác biệt cho phong cách Indochine.
Dàn pergola chạy dọc cả công trình giúp lấy ánh sáng tốt và tạo đặc điểm khác biệt cho phong cách Indochine.

Phần tường phía sát mái được thiết kế thêm những lam gió nhằm tăng độ thoáng và lấy ánh sáng cho không gian bên trong. Thông thường, kiến trúc Đông Dương được thiết kế thêm giếng trời hoặc một sân trong nhằm tạo nên độ thoáng và lấy sáng tự nhiên cho không gian nội thất bên trong. Bên cạnh đó, sân vườn, tiểu cảnh hay giếng trời cũng góp phần quan trọng vào việc tạo ra sự hài hoà và thẩm mỹ cho không gian.

Về thiết kế mái nhà

Nếu trong lối kiến trúc truyền thống sử dụng mái ngói của người Việt thì mái của kiến trúc vẫn sẽ dùng mái ngói ở các công trình bé và dùng mái bằng đối với những công trình lớn hơn. Thiết kế phần mái thường sẽ vươn ra xa để có thể che chắn ánh nắng và mưa vào bên trong. Một số công trình kiến trúc có sử dụng kiểu mái vút cao ở các tầng hoặc mái chồng diêm theo lối kiến trúc cổ điển truyền thống, có hoa văn trang trí ở đỉnh mái và tại những điểm lõm của mái.

Về phần mái nhà sẽ vươn ra xa để có độ che mát tốt.
Về phần mái nhà sẽ vươn ra xa để có độ che mát tốt.

Về phần cửa

Ở lối kiến trúc phong cách Đông Dương, công trình sẽ được thiết kế nhiều cửa ở trên tường. Các cửa sổ được bố trí cao và rộng nhằm tạo ra độ thoáng và lấy ánh sáng tự nhiên. Hầu hết các công trình đều sử dụng các loại cửa lá sách để đưa ánh sáng tự nhiên vào trong nhà và giúp không gian thông thoáng hơn. Các cửa sổ không chỉ được lắp đặt bên trên công trình mà được bố trí ở hành lang đặc biệt là hành lang ở nơi có nhiều bức xạ trực tiếp của mặt trời.

Về một số đặc điểm khác

Đối với trang trí mỹ thuật, kiến trúc sẽ sử dụng rộng rãi những mô típ trang trí với sắc màu và kiểu dáng phong phú như lưỡng long chầu nguyệt, tứ quý, rồng phụng… và cũng nhờ những đặc điểm đó, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng kiến trúc phong cách Đông Dương có sự kết hợp của vẻ đẹp Á Đông với nét đẹp lãng mạn của Châu Âu.

Nhưng hiện nay thực tế cho thấy trào lưu của phong cách Đông Dương do những người Việt thừa kế đã bị chia thành 2 chiều hướng. Một là đi theo truyền thống với kiểu hoài cổ và phục cổ. Một hướng khác sẽ tích cực và sáng tạo hơn là sự tìm kiếm một phong cách kiến trúc hiện đại Việt Nam mới để phù hợp hơn với xu thế toàn cầu hoá ở Việt Nam.

Phong cách Đông Dương là lối kiến trúc chỉ có ở khu vực Đông Dương. Các đặc điểm trong phong cách kiến trúc này chính là vẻ đẹp của sự pha trộn Châu Á với Châu Âu tạo thành vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo. Nếu có thể xây dựng theo phong cách kiến trúc này thì những gì thuộc về truyền thống văn hoá của người Việt cũng cần phải được duy trì, bảo tồn. Bên cạnh đó, các bạn có thể sử dụng các vật liệu xây dựng mới, tiên tiến của Châu Âu để tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ và đảm duy trì được sự bền vững của công trình.

Xem thêm: Kiến trúc đương đại: Giải thích đơn giản, đặc điểm, ví dụ biểu trưng

Đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương

Với bất cứ phong cách kiến trúc nào cũng luôn có những điểm nhấn đặc trưng riêng biệt. Để có thể nhận diện được những dấu ấn của phong cách Đông Dương trong kiến trúc, hãy điểm qua một số đặc trưng:

Về màu sắc công trình

Màu sắc được sử dụng phổ biến khi thiết kế theo xu hướng Đông Dương thường là màu vàng, màu trắng và màu be. Các tone màu này khi phủ màu theo thời gian sẽ càng phảng phất nét cổ điển vô cùng đặc trưng.

Về màu sắc công trình kiến trúc Đông Dương.
Về màu sắc công trình kiến trúc Đông Dương.

Với màu những tone màu sắc chủ đạo này, nhằm tạo ra sự cân bằng các thiết kế nội thất sẽ đều mang những màu trung tính. Gam màu sắc cơ bản của mây, tre, lá vừa mang đậm dấu ấn truyền thống lại tạo nên điểm nhận biết ấn tượng.

Hoa văn, họa tiết trong trang trí

Hoa văn và họa tiết trang trí là điểm đặc trưng đồng thời cũng là điểm nhấn đầy cuốn hút của phong cách Đông Dương. Những họa tiết chim thú, cây, lá hay hình động vật được vận dụng và biến hóa trong mỗi thiết kế.

Họa tiết chim thú, hoa lá hay động vật sẽ được ưu tiên biến hóa trong mỗi thiết kế riêng.
Họa tiết chim thú, hoa lá hay động vật sẽ được ưu tiên biến hóa trong mỗi thiết kế riêng.

Những hình dáng họa tiết này được dùng để điêu khắc và trang trí hầu hết trên trần nhà, các vách ngăn và tường. Hoa văn cùng những chi tiết điêu khắc này không chỉ tạo nên điểm nhấn thẩm mỹ độc đáo mà còn đem đến vẻ đẹp tinh tế và đầy quyến rũ.

Chất liệu được sử dụng xu hướng Đông Dương

Như đã nói ở trên, các chất liệu phổ biến nhất trong kiểu thiết kế Đông Dương là gạch, tre, nứa, gỗ:

– Gỗ: đây là vật liệu mang đậm phong cách thiết kế kiểu Đông Dương. Chất liệu gỗ chủ yếu được dùng cho thiết kế mái, sàn nhà hay những hệ thống kết cấu trang trí khác trong các công trình xây dựng.

Các chất liệu như gỗ, tre nứa hay gạch sẽ được thấy khá nhiều trong các thiết kế mang phong cách Đông Dương. Nó mang đến vẻ đẹp và dấu ấn của thời gian.
Các chất liệu như gỗ, tre nứa hay gạch sẽ được thấy khá nhiều trong các thiết kế mang phong cách Đông Dương. Nó mang đến vẻ đẹp và dấu ấn của thời gian.

– Tre, nứa: sử dụng những chất liệu này để thiết kế là giải pháp mang lại hiệu quả thẩm mỹ vô cùng ấn tượng. Có rất nhiều mẫu thiết kế nội thất với chất liệu tre, nứa được sử dụng tại những công trình Đông Dương xưa. Những chất liệu này thường sẽ xuất hiện hầu hết trong những thiết kế bàn, ghế, vách ngăn hay tủ, kệ… Tre có khả năng kháng mối mọt và có độ bền cao nên ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đại đa số các thiết kế trang trí nội thất.

– Gạch: là chất liệu mang dấu ấn hoài niệm, cổ xưa mà không thể không nhắc đến trong lối kiến trúc Đông Dương. Những chất liệu gạch như gạch nung, gạch bông thường được sử dụng để lát cho trần hoặc sàn nhà, mang đến một điểm nhấn riêng biệt cho công trình.

Một số vật dụng dùng trong phong cách Đông Dương

Ngoài màu sắc, họa tiết hay chất liệu trong phong cách thiết kế Đông Dương thì các vật dụng trang trí cũng mang đến những điểm nhấn riêng. Các vật dụng nội ngoại thất được sử dụng phổ biến:

  • Tượng tròn, tượng phật, tứ linh;
  • Biểu tượng đậm nét truyền thống dân gian như con giống, con rối…
  • Các loại cây hoa mang nét đẹp hoài cổ như cây bồ đề, hoa cúc, hoa sen…

Công trình kiến trúc thiết kế Đông Dương nổi tiếng ở Việt Nam

Một số công trình theo lối thiết kế Đông Dương nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến là:

(1) Bưu điện trung tâm Sài Gòn (1886 – 1891)

Đây được xem là bưu điện theo lối kiến trúc Đông Dương lớn nhất với hơn 100 năm tồn tại ở Việt Nam. Công trình này được người Pháp xây dựng từ năm 1886 đến 1891. Sau này, bưu điện đã được công nhận là một trong những công trình kiến trúc Đông Dương vì có sự giao thoa giữa phong cách Á và Âu.

Hình ảnh về bưu điện trung tâm Sài Gòn (1886 – 1891)
Hình ảnh về bưu điện trung tâm Sài Gòn (1886 – 1891)

(2) Bảo tàng lịch sử Việt Nam (1932)

Bảo tàng lịch sử Việt Nam khi xưa được gọi là bảo tàng Louis Finot. Là bảo tàng mang lối thiết kế Đông Dương đã được hoàn thành vào năm 1932. Không gian được chia làm 2 khu vực chính là khu trưng bày lớn và khu sảnh hình bát giác.

Hình ảnh về bảo tàng lịch sử Việt Nam (1932)
Hình ảnh về bảo tàng lịch sử Việt Nam (1932)

(4) Trường Petrus Ký (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) 

Trường Lê Hồng Phong là một trong những biểu tượng của phong trào đấu tranh trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Ngôi trường này có mái ngói đẹp mang đậm phong cách Đông Dương.

Hình ảnh về trường Petrus Ký (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong)
Hình ảnh về trường Petrus Ký (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong)

(4) Trụ sở Bộ ngoại giao

Trụ sở Bộ ngoại giao đã được hoàn thành vào năm 1928, là công trình duy nhất được thi công theo Đồ án Quy hoạch của khu trung tâm hành chính. Công trình này được thiết kế theo dạng hình chữ H độc đáo bởi kiến trúc sư Ernest Hébrard.

Hình ảnh về trụ sở Bộ ngoại giao
Hình ảnh về trụ sở Bộ ngoại giao

TOP mẫu thiết kế theo kiến trúc Đông Dương được sử dụng nhiều

Nếu bạn đang mong muốn sử dụng phong cách Đông Dương trong thiết kế của mình thì có thể xem thêm một số mẫu gợi ý bên dưới. Đây chắc chắn sẽ là những ý tưởng gợi ý hay cho ngôi nhà mơ ước của bạn:

Mẫu 1: Thiết kế kiến trúc 3 tầng với tông màu trắng trang nhã, nhẹ nhàng mang đến sự tinh tế và sang trọng.
Mẫu 1: Thiết kế kiến trúc 3 tầng với tông màu trắng trang nhã, nhẹ nhàng mang đến sự tinh tế và sang trọng.
Mẫu 2: Đề cao sự đơn giản trong kiến trúc. Ngôi nhà phong cách thiết kế Indochine mang chất Pháp đặc trưng.
Mẫu 2: Đề cao sự đơn giản trong kiến trúc. Ngôi nhà phong cách thiết kế Indochine mang chất Pháp đặc trưng.
Mẫu 3: Mang màu sắc chủ đạo là trắng cùng với không gian sân trước thoáng đãng và hài hòa với thiên nhiên.
Mẫu 3: Mang màu sắc chủ đạo là trắng cùng với không gian sân trước thoáng đãng và hài hòa với thiên nhiên.
Mẫu 4: Với thiết kế kiến trúc Đông Dương hiện đại với view hồ bơi sang trọng, mang đến không gian sống đẳng cấp.
Mẫu 4: Với thiết kế kiến trúc Đông Dương hiện đại với view hồ bơi sang trọng, mang đến không gian sống đẳng cấp.
Mẫu 5: Phong cách Indochine được áp dụng cho những mẫu nhà phố có diện tích nhỏ.
Mẫu 5: Phong cách Indochine được áp dụng cho những mẫu nhà phố có diện tích nhỏ.
Mẫu 6: Phong cách Đông Dương với thiết kế nhà vườn mang đến không gian sống thư giản cho gia chủ. Ngoại thất mang màu sắc trắng chủ đạo sang trọng, đẳng cấp.
Mẫu 6: Phong cách Đông Dương với thiết kế nhà vườn mang đến không gian sống thư giản cho gia chủ. Ngoại thất mang màu sắc trắng chủ đạo sang trọng, đẳng cấp.
Mẫu 7: Thiết kế nội thất hài hòa, màu gỗ ấm cúng kết hợp với những đồ vật trang trí hình tròn tạo sự mềm mại hơn cho căn nhà.
Mẫu 7: Thiết kế nội thất hài hòa, màu gỗ ấm cúng kết hợp với những đồ vật trang trí hình tròn tạo sự mềm mại hơn cho căn nhà.
Mẫu 8: Thiết kế nội thất sang trọng nhưng vẫn giữ được màu sắc thời gian của kiến trúc Đông Dương.
Mẫu 8: Thiết kế nội thất sang trọng nhưng vẫn giữ được màu sắc thời gian của kiến trúc Đông Dương.
Mẫu 9: Trần nhà cao kết hợp bộ cửa chính rộng làm cho tổng thể không gian nhà thông thoáng, rộng rãi hơn. Nội thất gỗ kết hợp một số họa tiết mang đậm bản sắc Đông Dương.
Mẫu 9: Trần nhà cao kết hợp bộ cửa chính rộng làm cho tổng thể không gian nhà thông thoáng, rộng rãi hơn. Nội thất gỗ kết hợp một số họa tiết mang đậm bản sắc Đông Dương.
Mẫu 10: Cách bố trí nội thất đối xứng và điểm nhấn là bức tranh được trưng bày nổi bật ở trung tâm. Sàn nhà được lát gạch họa tiết nhưng không làm rối mắt người nhìn.
Mẫu 10: Cách bố trí nội thất đối xứng và điểm nhấn là bức tranh được trưng bày nổi bật ở trung tâm. Sàn nhà được lát gạch họa tiết nhưng không làm rối mắt người nhìn.

Bài viết đã gửi đến bạn những thông tin về phong cách kiến trúc Đông Dương. Nếu cần tư vấn thêm về lối kiến này trong nhà ở, hãy liên hệ đến SGL – Saigon Landscape để nhận thêm những hỗ trợ hữu ích nhất.

Mời bạn đọc thêm: Kiến trúc Địa Trung Hải là gì? Đặc trưng và mẫu thiết kế đẹp

Ban biên tập: SGL – Saigon Landscape

Ảnh: Tham khảo Internet

Trần Triệu Vỹ
Trần Triệu Vỹ

Xin chào, tôi là Founder & CEO SGL - SaiGon Landscape. Công ty thiết kế, thi công kiến trúc, cảnh quan, sân vườn chuyên nghiệp. Hiện nay tôi còn dành thời gian chia sẻ đam mê, kinh nghiệm và kiến thức của bản thân về kiến trúc nội thất đến cảnh quan sân vườn Kết nối hoặc Xem chi tiết về tôi

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NỘI DUNG CHÍNH

096 9797 619

Gọi ngay HOTLINE để được hỗ trợ tốt nhất
Hoặc click nút bên dưới để gửi yêu cầu